Khoáng chất vi lượng hữu cơ trong nuôi trồng thủy sản

Hải sản giàu chất dinh dưỡng thiết yếu mà chúng ta phải tiêu thụ thường xuyên để duy trì một cuộc sống lành mạnh. Để động vật thủy sản phát triển tốt và dinh dưỡng đầy đủ, điều quan trọng là chúng phải nhận được các khoáng chất phù hợp.

Khoáng chất vi lượng hữu cơ trong nuôi trồng thủy sản
Tôm sú moana. Ảnh: L.L

Khoáng chất vi lượng hữu cơ không chỉ ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe và hiệu suất của động vật, mà còn quyết định lợi nhuận của nhà sản xuất, môi trường và chất lượng thức ăn.


Sức khỏe và hiệu suất

Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, các nguyên tố vi lượng hoặc khoáng chất vi lượng có vai trò tham gia nhiều vào quá trình sinh hóa của cơ thể. Chúng tham gia vào quá trình trao đổi chất ở tế bào, hình thành cấu trúc xương, duy trì hệ thống colloidal (sản phẩm dạng gelatin của tuyến giáp), duy trì trạng thái cân bằng acid-base, tăng cường khả năng miễn dịch, loại bỏ stress, khả năng đề kháng bệnh và các chức năng sinh lý khác. Đặc biệt, các khoáng chất vi lượng hữu cơ có nhiều sinh học hơn so với các khoáng chất vi lượng vô cơ; có nghĩa là chúng được hấp thu tốt hơn, được lưu trữ và sử dụng bởi động vật dễ dàng hơn. Một con cá khỏe mạnh và hoạt động tối ưu sẽ giúp vật nuôi mạnh khỏe hơn, ít bị stress hơn trong toàn bộ chu trình sản xuất.

Hiện nay, việc bổ sung khoáng chất có thể thực hiện với các khoáng chất vi lượng hữu cơ với lượng thấp hơn đáng kể so các khoáng chất vi lượng vô cơ trong khi vẫn cải thiện hiệu suất của cá và giảm sự bài tiết khoáng chất vào môi trường. Sản phẩm khoáng vi lượng hữu cơ này có tên gọi là Total Technologytm. Chúng có hàm lượng các khoáng chất vi lượng sinh học cao chứa kẽm, mangan, đồng, sắt và coban.. đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ miễn dịch cá, khuyến khích tăng trưởng và hỗ trợ sinh sản.

Chất lượng nước

Hàm lượng khoáng trong cá khác nhau giữa các loài thậm chí giữa các kích thước khác nhau trong cùng một loài. Do động vật thủy sản sống trong môi trường nước, có thể hấp thu khoáng qua mang hoặc da, nên rất khó xác định chính xác nhu cầu khoáng. Khoáng chất sinh học có những vai trò quan trọng trong việc tác động đến sức khỏe động vật, hiệu suất và vào môi trường. Nếu khoáng chất không được sử dụng đúng cách khi bổ sung cho vật nuôi, chúng sẽ bị thoát ra môi trường, tác động tiêu cực đến chất lượng nước trên trang trại. 

Chất lượng hơn, bền vững hơn

Hiểu được cách thức của vật nuôi phản ứng với dinh dưỡng ở cấp độ di truyền có thể làm tăng sức khỏe động vật và phúc lợi; trong khi vẫn giúp chúng đáp ứng đầy đủ tiềm năng di truyền của nó. Điều này dẫn đến sản xuất hiệu quả hơn thông qua lập trình dinh dưỡng cho cá tốt hơn, bổ dưỡng hơn. Bởi các nhà sản xuất mang lại cải thiện dinh dưỡng cho ao nuôi của họ. Đồng thời, người tiêu dùng cũng được hưởng những lợi ích của một thực phẩm an toàn và đảm bảo sức khỏe.

Nhu cầu khoáng của động vật thủy sản phụ thuộc vào 3 yếu tố: Tình trạng dinh dưỡng của vật nuôi; Thành phần và hàm lượng khoáng trong thức ăn; Nồng độ khoáng trong môi trường nước. Tùy vào từng giai đoạn phát triển của vật nuôi mà nhu cầu khoáng cho từng giai đoạn sẽ khác nhau. Người nuôi cần chú ý sử dụng các muối có chứa các nguyên tố khoáng ở dạng dễ tan, để giúp vật nuôi hấp thụ tốt hơn.

TSVN (Theo ag.alltech.com)
Đăng ngày 26/05/2018
Hoàng Ngân
Kỹ thuật

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 10:39 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 10:27 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 09:57 28/03/2024

Làm thế nào để hạn chế ốc đinh ao tôm

Ốc đinh hay còn gọi là ốc hút, có kích thước nhỏ bé chỉ từ 1cm đến 2cm. Chúng sở hữu hình dạng xoắn ốc độc đáo và thường sinh sống ở những khu vực nuôi tôm, cạnh tranh thức ăn với tôm. Vậy làm thế nào để hạn chế loài ốc này, cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!.

Ốc đinh
• 10:06 27/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 22:16 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 22:16 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:16 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 22:16 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:16 29/03/2024