Khu bảo tồn thiên nhiên “đặc biệt”

Nhiều người nghĩ rằng, việc bảo tồn thiên nhiên phải thực hiện trên quy mô lớn, diện rộng chí ít cũng vài trăm, ngàn héc ta. Nhưng người dân thôn Tà Đủ, xã Tân Hợp, Hướng Hóa (Quảng Trị) có quan điểm trái ngược, họ xem khu rừng của mình dù có diện tích không lớn cũng cần được giữ gìn, bảo vệ như một khu bảo tồn dạng “mini”.

bao ton bien
Thôn Tà Đủ nằm yên bình bên dòng sông Rào Quán

“Nằm ngửa thấy ong, nằm nghiêng thấy cá” 

Nằm gọn trong thung lũng Thủy điện Rào Quán, thôn Tà Đủ được người dân mệnh danh là thôn “nằm ngửa thấy ong, nằm nghiêng thấy cá”. Trưởng thôn Hồ Phơi ( 31 tuổi) giải thích rằng, vì đây là nơi có nhiều cá tôm và muông thú cư ngụ nên người dân mới truyền tụng như vậy. Nhưng người trưởng thôn trẻ cũng không quên nhắc nhở rằng, để có được điều đó, dân bản đã đổ biết bao tâm huyết mới có được thành quả như ngày hôm nay. 

Dường như thấy khách lạ vẫn chưa tin về điều này, trưởng thôn Hồ Phơi cùng một số thanh niên trong thôn dong thuyền ra sông để khách được “mục sở thị”. Khua nhẹ mái chèo, anh Phơi hớn hở: “Chỉ một lát nữa thôi sẽ thấy, cá quý hiếm đáng giá bạc triệu thì không nói, chứ mè hoa, rô phi, trắm cỏ, chép…thì ở đây không thiếu”. Một thanh niên đi cùng còn đùa rằng tí ghé thuyền vào nơi vũng vịnh, ngửa mái chèo lên trời mà phang xuống mặt nước thì tự khắc cá tôm đua nhau nhảy lên thuyền. 

Nhìn từ xa, thôn Tà Đủ tựa một dải lụa mềm mại ôm lấy dòng sông Rào Quán. Cả thôn có 30 nóc nhà với 164 nhân khẩu, 100% là đồng bào người Vân Kiều với cuộc sống thuần nông. Phía trước là sông Rào Quán tựa một tấm gương soi bóng nhà sàn, mặt hậu dựa vào những cánh rừng xanh ngút mắt tựa một bức tranh thủy mặc. Con thuyền chạy được một chặng, trưởng thôn ra hiệu tấp vào một “bán đảo” giữa núi rừng. Những cây cổ thụ chừng ba bốn người ôm xuất hiện, chim thú không buồn bay như chúng đã quen với những người chưa bao giờ có ý định làm hại chúng. 

Theo lời của dân bản thì đây là khu vực “rừng cấm”, ngày trước khi thủy điện Rào Quán chưa tích nước rộng lắm, giờ thì chỉ còn một doi đất hơn một héc ta. Vì là “rừng cấm” nên dân bản không ai được phép vào nếu không có sự đồng ý của già làng và các bô lão trong thôn bản. Dừng ngang bên một cây đại thụ, chỉ vào những nốt u sần nổi lên mà người ta vẫn gọi là “mắt”, anh Phơi bảo rằng đây là cây gỗ lim đã nhiều năm tuổi, ngay cả người già nhất trong bản cũng không biết chính xác nó có từ bao giờ, chỉ biết rằng đời cha ông của anh sinh ra thì nó đã xanh tốt và tỏa bóng một vùng. 

Mọi người chụm lại bên cây gỗ, anh Hồ Ria (người cùng bản) chỉ tay vào những vết u sần trên cây rồi cho biết đó là do vết đạn hay mảnh bom găm vào, cây tiết nhựa vón thành cục nên mới chai sần như vậy, chứng tỏ nó đã có tuổi đời cao lắm rồi. Ở đây, mọi thứ đều nguyên sơ như chưa có dấu chân người đặt đến. Hơi bất ngờ vì gặp những rặng chuối núp bóng dưới tán cổ thụ, hóa ra những cây chuối ở đây làm một “nhiệm vụ” rất đặc biệt, là nguồn thức ăn cho động vật và chim chóc sống trong rừng cấm của Tà Đủ. Đây là một sáng kiến của người dân thôn nghèo này, muốn níu giữ chim chóc, muông thú thì điều cần nhất là phải giữ rừng, thứ hai là phải có nguồn thức ăn cho chúng. Nếu không có nguồn thức ăn phong phú này thì tự khắc chúng sẽ đi nơi khác và nguy hiểm rình rập là điều dĩ nhiên. 

Trưởng thôn Hồ Phơi chứng minh: “Chuối này là do người dân mình trồng đó, nhưng dân bản không được phép mang về nhà mà để tự nhiên như vậy. Nhìn thấy buồng chuối chín trên cây chi chít dấu mổ của lũ chim không? Chứng tỏ chúng mới vừa ở đây xong”. 

Chung tay bảo vệ rừng 

Sau một hồi rong ruổi quanh Tà Đủ, trưởng thôn Hồ Phơi cùng mọi người tề tựu đông đủ ở nhà già làng Hồ Hôi (83 tuổi). Trong căn nhà sàn bạc thếch vì mưa nắng, già làng rót nước mời khách. “Ở đây là vậy đó, người dân bản nghèo này không có quyền cấm đoán ai một thứ gì cả nhưng chúng tôi có quyền được bảo vệ khu rừng này, con sông này”, già làng Hồ Hôi nói. Cái lý của cụ già ở tuổi gần đất xa trời nghe thật đơn giản nhưng ngẫm lại thì triết lý vô cùng. 
 

 Trưởng thôn Hồ Phơi dẫn khách “mục sở thị” cá trên sông Rào Quán
 
Trưởng thôn Hồ Phơi cho biết, đã nhiều năm nay dân bản ở đây có một quy định bất thành văn là tất cả mọi người trong thôn bản hay ngoài thôn bản không được sử dụng các phương tiện đánh bắt cá bằng kích điện, thuốc nổ, lưới mắt nhỏ, không được vào “rừng cấm” để đốn cây, bẫy thú. Nếu ai vi phạm, nhẹ thì sẽ nhắc nhở trước bản làng, nặng thì già làng trách phạt bằng lễ cúng tạ tội với mẹ thiên nhiên, nếu tiếp tục tái phạm hay ở mức độ nghiêm trọng hơn thì cương quyết báo với chính quyền và cơ quan chức năng để xử lý. 

Giờ đây, quy định đó đã ăn sâu vào máu thịt của người dân bản Tà Đủ. Ngày này qua năm nọ, không biết từ đâu nó đã thành lệ làng, lệ bản. Để thực hiện được điều đó, người dân thành lập đội thanh niên xung kích, phân công túc trực bảo vệ rừng 24/24. Những người dân bình thường cũng bảo vệ rừng theo cách riêng của mình, nếu phát hiện có dấu hiệu khả nghi là lập tức thông báo với già làng. Trẻ con trong bản cũng giúp người lớn trong việc bảo vệ rừng. 

Trưởng thôn Hồ Phơi bảo rằng từ trước đến nay cả bản chỉ phát hiện một trường hợp người lạ mặt dùng kích điện lọt vào khu vực. Sau một hồi giải thích, họ nhận ra cái sai của mình, xin lỗi bản làng rồi tuyệt nhiên không dám quay lại nữa. Muốn bảo vệ con sông, ngọn núi thì cách tốt nhất là phải làm công tác tư tưởng cho bà con, điều này thì trưởng thôn Hồ Phơi và già làng Hồ Hôi hiểu hơn ai cả. Trong các gia đình tuyệt nhiên không có chuyện tàng trữ máy kích điện hay thuốc nổ, chỉ cần phát hiện nhà nào mua lưới đánh cá mắt nhỏ là bị nhắc nhở. 

Ngày mai, trong bản có một gia đình làm lễ thôi nôi cho con nên người bố xin phép già làng và trưởng thôn đánh cá nhiều hơn thường ngày để đãi bà con và dân bản. Gia đình này nghèo lắm, nên già làng Hồ Hôi bảo rằng có tấm bụng thế là tốt rồi, không cần lễ lạt gì cả. Nói rồi, già làng một mình xuống sông xin thần sông cho người bố nghèo kia đánh cá./.
Báo Quảng Trị Online, 28/12/2013
Đăng ngày 30/12/2013
Bài, ảnh: Bùi Đức Tú
Môi trường

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 15:55 04/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:55 04/12/2024

Cá sú mì: Một loài cá mang màu sắc của đại dương

Cá sú mì là một trong số ít những loài cá hiếm hoi có màu sắc tương đồng với màu của đại dương. Tuy nhiên, chính ngoại hình xinh đẹp kết hợp với hương vị độc đáo đã khiến tình trạng săn bắt trái phép loài cá này diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Cá sú mì
• 15:55 04/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 15:55 04/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 15:55 04/12/2024
Some text some message..