Khu phức hợp chuỗi giá trị tôm công nghệ cao quy mô 10 ngàn ha

Tập đoàn Thủy sản Minh Phú đang triển khai, xây dựng khu phức hợp công nghiệp công nghệ cao phát triển chuỗi giá trị tôm với quy mô 10 ngàn hecta tại Kiên Giang.

Khu phức hợp chuỗi giá trị tôm công nghệ cao quy mô 10 ngàn ha
Ước tính khi hoàn thành của khu phức hợp chuỗi giá trị tôm công nghệ cao quy mô 10 ngàn ha

Ước tính, khi hoàn thành, mỗi năm khu phức hợp này sẽ tạo ra khoảng 12 tỷ con tôm giống, 300 ngàn tấn thức ăn, 250 ngàn tấn tôm thương phẩm, tương ứng với 200 ngàn tấn tôm thành phẩm và 50 ngàn tấn phụ phẩm, với giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD, tạo việc làm cho 10 ngàn công nhân kỹ thuật và 30 ngàn công nhân chế biến tôm.

Tỉnh Kiên Giang nằm trải dài trên 200 km bờ biển Tây, là điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi tôm nước lợ. Hàng chục năm qua, nghề nuôi tôm đã mở ra hướng phát triển kinh tế cho rất nhiều hộ gia đình, doanh nghiệp ở các huyện ven biển. Kiên Giang cũng đã quy hoạch 2 vùng trọng điểm nuôi tôm của tỉnh, gồm: các huyện vùng U Minh Thượng (An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận và một phần Gò Quao), phát triển nuôi tôm quảng canh: tôm – lúa, tôm – rừng...; các huyện vùng Tứ giác Long Xuyên (trọng điểm là Kiên Lương, Giang Thành, TX Hà Tiên) phát triển nuôi tôm thâm canh công nghiệp, siêu thâm canh công nghệ cao.

Mặc dù diện tích nuôi tôm của Kiên Giang đã được mở rộng lên đến 123 ngàn ha (kế hoạch năm 2018), nhưng chủ yếu vẫn là manh mún theo kiểu kinh tế hộ, mạnh ai lấy làm, thiếu tính liên kết, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, giá thành sản xuất cao và không bền vững. Ngay cả vùng nuôi tôm thâm canh, nhiều doanh nghiệp nằm cạnh nhau, diện tích đầu tư từ vài trăm đến cả ngàn hecta, nhưng cũng chẳng có mối liên kết, ràng buộc nào. Ước mơ về một hệ thống chung lấy nước mặn sạch từ biển khơi vào (doanh nghiệp sử dụng và trả phí) đã được đặt ra trong nhiều cuộc họp cách đây cả chục năm, nhưng đến nay vẫn chỉ là ý tưởng. Đơn giản vì thiếu sự liên kết, nhu cầu thì có nhưng chẳng ai chịu đầu tư làm.


Từ thực tế đó, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch, kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn thủy sản Minh Phú đã đưa ra đề xuất xây dựng khu phức hợp công nghiệp công nghệ cao Kiên Giang, nhằm phát triển chuỗi giá trị tôm hiệu quả và bền vững.

Theo đó, Minh Phú sẽ là trung tâm hạt nhân để kết nối các doanh nghiệp, người nuôi tôm nhỏ lẻ thành khu phức hợp với tổng diện tích lên đến 10.000 ha (trên địa bàn TX Hà Tiên, huyện Kiên Lương, Giang Thành), khép kín từ sản xuất thức ăn, con giống, thả nuôi, thu mua, chế biến, xuất khẩu… Dự án này đã được UBND tỉnh Kiên Giang tán thành, thúc đẩy triển khai.

Ngay sau hội nghị phát triển kế hoạch ngành tôm năm 2018 (được tổ chức tại Kiên Giang ngày 1/3), Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám cũng đã có buối làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang là Tập đoàn Minh Phú để dự án này sớm thành hiện thực.

Theo ông Quang, khu phức hợp này sẽ quy tụ tất cả các công nghệ mới và tiên tiến trên thế giới trong lĩnh vực nuôi tôm hiện nay, gồm: sản xuất con giống kháng bệnh, nuôi trồng theo công nghệ 3 sạch, Bio-floc, Semi-Biofloc, Syn-Biotics, POM, chế biến chuyên sâu... kể cả hệ thống phụ trợ vận hành và quản lý, như: cơ chế tự động hóa, robot hóa, công nghệ cao IoT – kết nối Inernet và trí tuệ nhân tạo (AL). Đặc biệt, trong từng mắt xích sẽ được đồng bộ về công suất để đảm bảo cân bằng cung cầu. Với hệ thống này, ước tính giá thành sản xuất tôm nguyên liệu sẽ giảm trên 20% so với bên ngoài.

Hiện nay, đã có nhiều doanh nghiệp quan tâm và bày tỏ mong muốn tham gia đầu tư vào khu phức hợp công nghiệp công nghệ cao phát triển chuỗi giá trị tôm tại Kiên Giang. Cụ thể, Cargill – một trong những đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực chế biến thức ăn chăn nuôi sẽ xây dựng theo quy trình và và công nghệ hiện đại nhất hiện nay (công nghệ ép đùn), giúp tôm tiêu hóa thức ăn dễ dàng và sử dụng được gần như triệt để dinh dưỡng từ viên cám, giảm lượng chất thải, giúp nước ao nuôi sạch hơn.


Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch, kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn thủy sản Minh Phú đã đưa ra đề xuất xây dựng khu phức hợp công nghiệp công nghệ cao Kiên Giang

Cty Việt Nam Food (VNF) sẽ là đơn vị đảm nhiệm xử lý toàn bộ phụ phẩm trong khu phức hợp (dự kiến có thể lên tới hơn 50 ngàn tấn/năm), sử dụng công nghệ enzyme sinh học và sản xuất theo định hướng không chất thải, từ đó tạo ra 4 dòng sản phẩm: Chitin (dược chất sinh học), dịch đạm (dùng trong thực phẩm), dịch tôm thủy phân (SSE) dùng làm chất dẫn dụ trong thức ăn chăn nuôi và phân bón hữu cơ.

Tương tự như phụ phẩm tôm, phần bùn đáy ao nuôi và bùn thải từ các nhà máy thủy sản, ước tính lên đến 200 ngàn tấn/năm, vẫn còn chứa rất nhiều đạm cần thu hồi để tạo ra giá trị gia tăng. Theo đó, Minh Phú và VNF sẽ liên kết xử lý bằng công nghệ sinh học thông qua ruồi lính đen, để sản sinh ra kén, ấu trùng và chất thải ấu trùng sẽ được thu hồi để tạo ra bột đạm (thay thế đạm bột cá) và dầu dùng trong chế biến thức ăn chăn nuôi, Chitin và phân bón hữu cơ.

Theo kế hoạch, khu phức hợp nói trên sẽ mất khoảng 6 năm để triển khai đầy đủ các hạng mục. Trong đó, các hạng mục cơ bản như hạ tầng sản xuất, hạ tầng xã hội, công nghệ, nuôi trồng và phụ phẩm sẽ triển khai ngay khi dự án được phê duyệt. Sau đó, tiếp tục triển khai hạng mục sản xuất con giống và thức ăn sau 1 năm. Cuối cùng là hạng mục chế biến và thương mại sau 2 năm triển khai với công suất nhà máy đầu tiên trên 40.000 tấn tôm thành phẩm/năm và sẽ nâng lên thành 200.000 tấn/năm trong 3 năm kế tiếp.

Tại buổi làm việc, ông Mai Anh Nhịn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang rất ủng hộ sáng kiến mang tính đột phá này của Tập đoàn Minh Phú và cam kết sẵn sàng đồng hành, kiến nghị những chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp. Thứ trưởng Vũ Văn Tám cũng cho biết, Bộ NN-PTNT sẽ thành lập nhóm hỗ trợ doanh nghiệp kết nối với địa phương, hướng dẫn doanh nghiệp và địa phương những cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư. Đồng thời, đề nghị Tập đoàn Minh Phú quản lý, vận hành toàn bộ khu phức hợp, chủ động phối hợp với địa phương thuê đơn vị tư vấn sớm hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án. Từ đó, góp phần thực hiện kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025, với mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm tôm đạt 10 tỷ USD theo quyết định vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành.

“Để Khu phức hợp công nghiệp công nghệ cao phát triển chuỗi giá trị tôm với quy mô 10 ngàn ha tại Kiên Giang sớm trở thành hiện thực, Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương, nhất là Bộ NN-PTNT cần quan tâm sử dụng nguồn vốn hỗ trợ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để đầu tư toàn bộ hạ tầng; có chính sách hỗ trợ về tài chính như miễn tiền thuê đất trong suốt quá trình triển khai thực hiện dự án, hỗ trợ lãi suất vay vốn; hỗ trợ 100% chi phí đào tạo công nhân kỹ thuật nuôi, công nhân chế biến đáp ứng nhu cầu sản xuất công nghệ cao; hỗ trợ xúc tiến thương mại và bán hàng...”, ông Lê Văn Quang kiến nghị.

NNVN
Đăng ngày 22/03/2018
Đ.T.Chánh
Nuôi trồng

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 09:44 09/01/2025

Nguyên tắc nuôi ghép các loài phù hợp

Nuôi ghép các loài đang trở thành xu hướng phổ biến trong nuôi trồng thủy hải sản hiện đại. Phương pháp này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực và diện tích ao hồ, mà còn tăng cường hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.

Nuôi ghép
• 10:19 08/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Làng Vũ Đại đỏ lửa kho cá tiền triệu ngày giáp tết

Mỗi khi xuân về, khi các làng quê khác tấp nập chuẩn bị gói bánh chưng, bánh tát, làng Vũ Đại (Hà Nam) lại bận rộn với các niêu cá kho nghi ngút khói. Những ngày cuối năm, cả làng như đạp nhịịt, đỏ lửa cả ngày lẫn đêm để kịp giao những niêu cá trọn vẹn cho khách hàng trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Cá kho làng Vũ Đại
• 18:30 12/01/2025

Xuất khẩu tôm Ecuador gặp khó khăn: Dự báo đầy thách thức cho năm 2025

Ngành xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Ecuador, không chỉ cung cấp nguồn thu ngoại tệ lớn mà còn tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động.

Tôm
• 18:30 12/01/2025

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 18:30 12/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 18:30 12/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 18:30 12/01/2025
Some text some message..