Khuyến cáo các HTX can thưa nghêu cao triều

Là khuyến cáo của chi cục thủy sản Bến Tre nhằm giảm thiệt hại cho nuôi nghêu do độ mặn và nhiệt độ tăng cao.

Khuyến cáo các HTX can thưa nghêu cao triều
Người nuôi nghêu cần tuân thủ quy trình nuôi để giảm thiệt hại của thời tiết thất thường. Ảnh minh họa: Internet

Hàng năm, vào tháng 3 đến tháng 4 âm lịch, độ mặn và nhiệt độ thường tăng cao, ảnh hưởng đến nghêu nuôi. Chi cục thủy sản Bến Tre khuyến cáo các hợp tác xã có nghêu lớn đạt kích cỡ thu hoạch từ 40 – 70 con/kg cần khẩn trương khai thác.

Riêng đối với nghêu chưa đạt kích cỡ thu hoạch ở các bãi trung triều, cao triều, các hợp tác xã cần khẩn trương can thưa hoặc di dời nghêu đến khu vực nuôi thích hợp và duy trì mật độ dưới 150 con/m2

Đối với khu vực nghêu giống, duy trì mật độ dưới 300 con/m2 hoặc xin chủ trương khai thác ngay khi điều kiện môi trường bất lợi, ảnh hưởng đến nghêu nuôi.

Ngoài ra, các hợp tác xã cũng cần tăng cường quản lý sân bãi, thường xuyên theo dõi tình hình phát triển của nghêu nuôi; theo dõi chặt chẽ tình hình biến động của thời tiết và môi trường nước như: nhiệt độ, độ mặn, pH… nhằm sớm phát hiện các biến động của môi trường và tình hình sức khỏe của nghêu để có biện pháp xử lý kịp thời.

Tỉnh Bến Tre hiện có khoảng 4.000 ha nuôi nghêu. Tính từ đầu năm 2017 đến nay, sản lượng khai thác nghêu thịt  đạt gần 3.400 tấn, nghêu giống đạt 228 tấn.

THBT 21/12/2017
Đăng ngày 22/12/2017
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 18:50 26/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 18:50 26/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 18:50 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:50 26/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 18:50 26/12/2024
Some text some message..