Khuyến cáo người nuôi di dời lồng, bè khỏi khu vực sông Cái Vừng

Chỉ trong hai ngày 5 - 6/2, hàng chục tấn cá gần đến ngày thu hoạch chết trắng, người dân làm nghề nuôi cá lồng bè tại khu vực sông Cái Vừng (từ bến đò số 3 đến bến đò số 17) thuộc địa phận hai xã Phú Thuận A và Long Thuận, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, rơi vào cảnh khó khăn. Sự việc diễn biến lặp lại đúng như 4 năm về trước.

Cá nổi đầu
Nuôi cá lồng bè tại khu vực sông Cái Vừng.

Sông Cái Vừng là con sông giáp ranh tự nhiên giữa 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp. Nơi đây có hàng trăm hộ dân của huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) và Phú Tân (An Giang) sống bằng nghề nuôi bè cá he, mè vinh, điêu hồng, lăng nha… Giáp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016, nơi này từng xảy ra hiện tượng cá chết đồng loạt, gây thiệt hại hàng tỉ đồng.

Riêng tỉnh Đồng Tháp, trong vụ cá chết đầu tháng 2/2020 có 17 hộ nuôi bị thiệt hại, với tổng số lượng cá chết là gần 40 tấn, bao gồm các loại: cá he, điêu hồng, lăng nha, mè vinh, cá ét, rô phi. Hiện có 49 bè, vèo của 7 hộ dân được di dời đến nơi an toàn.

Theo kết quả phân tích mẫu cá, mẫu nước, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Đồng Tháp cho rằng, hiện tượng cá chết hàng loạt bất thường của các hộ dân nuôi cá lồng bè tại khu vực sông Cái Vừng thuộc hai xã Phú Thuận A và Long Thuận là do thiếu oxy cục bộ. Theo đó, tại khu vực cá chết, hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO) đo được chỉ dao động 1,0 - 2 mg/l, rất thấp so ngưỡng oxy cần thiết cho nuôi trồng thủy sản (theo quy định DO >= 4mg/l).


Cá điêu hồng nổi lên trên mặt nước để đớp khí, do hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO) chỉ dao động 1,0 - 2 mg/l, rất thấp so với ngưỡng oxy cần thiết cho nuôi trồng thủy sản. 

Nguyên nhân gây ra hiện tượng thiếu oxy là do mực nước trên sông xuống thấp kết hợp với dòng chảy yếu và hứng chịu nguồn nước thải từ hoạt động canh tác nông nghiệp trong nội đồng đổ ra. Trong khi đó, người dân thả nuôi cá với mật độ khá dày.

Trước tình trạng này, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh khuyến cáo người nuôi giảm lượng thức ăn cho cá; áp dụng các biện pháp như sục khí, đạp nước, nhằm tăng hàm lượng oxy trong nước cung cấp cho cá, tiến hành vệ sinh lồng bè tạo sự thông thoáng. Đối với cá bị chết, tiến hành vớt và xử lý bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường.

Về lâu dài, Chi cục khuyến cáo người nuôi di dời lồng, bè sang các khu vực khác trong quy hoạch có chất lượng nước tốt hơn; bởi khu vực sông Cái Vừng đang có dấu hiệu bồi lắng, tốc độ dòng chảy kém.

Là một hộ dân chịu thiệt hại nặng nề trong sự cố lần này, anh Hùng Phi Bằng, ngụ tại ấp Long Thới A cho biết, ngay khi nhận thấy cá có biểu hiện mệt, nổi đầu trên mặt nước để đớp khí, anh Bằng đã khắc phục bằng cách tiếp thêm oxy. Tuy nhiên, số lượng cá chết ngày một nhiều hơn.

Để đảm bảo không bị hao hụt do cá chết, gia đình anh đã di dời bè cá ra sông Tiền, nhằm tránh bị thiệt hại hoàn toàn. Mặc dù còn gặp khó khăn về điều kiện sản xuất tại nơi neo đậu mới, nhưng một tín hiệu lạc quan là nhờ nước chảy tốt, lòng sông rộng nên cá cũng có dấu hiệu phục hồi, anh Bằng cho hay.

TTXVN
Đăng ngày 14/02/2020
Chương Đài
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 14:12 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 14:12 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 14:12 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 14:12 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 14:12 25/11/2024
Some text some message..