Kiểm soát chặt chất lượng tôm giống để giảm dịch bệnh

Theo Tổng cục Thủy sản, đây là một trong những biện pháp quan trọng giúp giảm thiệt hại do dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ.

Ông Phạm Anh Tuấn: Ước tính năm 2012, thiệt hại do dịch bệnh trên tôm khoảng 4.000 tỷ đồng
Ông Phạm Anh Tuấn: Ước tính năm 2012, thiệt hại do dịch bệnh trên tôm khoảng 4.000 tỷ đồng

Chiều 26/2, Tổng cục Thủy sản thông báo kết quả nghiên cứu dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ.

Theo đó, bước đầu xác định nguyên nhân gây tôm chết sớm, xuất hiện hội chứng hoại tử gan tụy ở tôm nuôi là: Tôm giống với chất lượng xấu (nhiễm Vibrio, có dấu hiệu bất thường gan tụy, thậm chí đã hoại tử gan tụy cấp), thả nuôi trong điều kiện môi trường bất lợi (hiện diện của thuốc bảo vệ thực vật, oxy hòa tan thấp, độ mặn cao, ô nhiễm hữu cơ...), hiện diện của vi khuẩn Vibrio và phage dẫn đến gây chết sớm và hội chứng hoại tử gan tụy ở tôm nuôi.

Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính gây chết tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở giai đoạn 15-40 ngày sau khi thả nuôi. Tôm ngừng ăn, bơi chậm, vỏ mỏng, màu tôm nhợt nhạt; gan tụy tôm có biểu hiện sưng, nhũn, teo.

Hội chứng hoại tử gan tụy xảy ra ở cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng, chủ yếu ở các vùng nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh; xảy ra ở hầu hết các tháng trong năm, mức độ dịch bệnh trầm trọng nhất từ tháng 4 đến tháng 7, chiếm 75% tổng diện tích báo cáo bị bệnh trong cả năm. Các vùng nuôi tôm có độ mặn thấp, tỷ lệ mắc bệnh ít hơn so với vùng nuôi có độ mặn cao. Các tháng nhiệt độ thấp, mùa mưa tỷ lệ xuất hiện bệnh thấp hơn các tháng mùa khô, nhiệt độ cao.

Giải thích về nguyên nhân, tác nhân gây hội chứng hoại tử gan tụy, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, cho biết: Nhiều chế phẩm sinh học dùng trong sản xuất giống, nuôi tôm, chất lượng không đảm bảo như đăng ký, cùng sự hiện diện trong một số loại chế phẩm sinh học một số vi khuẩn thuộc giống Vibrio với mật độ cao là đặc biệt nguy hiểm, không mang lại hiệu quả như mong muốn khi sử dụng chế phẩm sinh học, thậm chí còn lan truyền, phát tán vi khuẩn có hại trong môi trường nước nuôi tôm.

Ông Tuấn cũng khẳng định, các yếu tố môi trường, tảo độc và thuốc bảo vệ thực vật không phải là tác nhân trực tiếp gây hoại tử gan tụy cấp ở tôm. Tuy nhiên, các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ mặn, thuốc bảo vệ thực vật đóng vai trò quan trọng ảnh hướng đến bùng phát và mức độ trầm trọng của dịch bệnh. Bên cạnh đó, vi sinh vật có vai trò là tác nhân gây hội chứng hoại tử gan tụy ở tôm nuôi.

Trước thực trạng này, Tổng cục Thủy sản đưa ra nhiều giải pháp phòng ngừa bệnh tôm nuôi nước lợ. Trong đó, đối với người nuôi tôm cần tẩy dọn ao nuôi triệt để, cần có ao lắng, ao xử lý nước riêng biệt, tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong xử lý ao nuôi, diệt giáp xác. Tôm thẻ chân trắng mua vụ nuôi ngắn, thích ứng tốt với điều kiện ruộng muối, nên được khuyến khích nuôi ở các vùng nuôi thâm canh và bán thâm canh. Thả nuôi phải đúng mùa vụ, không thả nuôi mật độ cao, thả thưa. Đồng thời, chọn giống phải sạch bệnh, được kiểm dịch, không mang các tác nhân gây bệnh đôm trắng, đầu vàng, MBV, nhiễm khuẩn Vibrio....

Còn đối với cơ quan quản lý thủy sản, cần tổng kiểm tra chất lượng các loại chế phẩm sinh học dùng trong sản xuất tôm giống, nuôi tôm đang lưu hành trên thị trường. Kiểm soát chặt chẽ, nghiêm túc chất lượng tôm giống, không cho lưu thông các tôm giống có mầm bệnh. Việc nhập khẩu tôm bố mẹ, đặc biệt là tôm bố mẹ tôm thẻ chân trắng ngoài yêu cầu sạch bệnh, cần đánh giá xuất xứ chất lượng sản xuất đàn bố mẹ từ nơi cung cấp trước khi cho nhập khẩu..../.

Năm 2012 có 30 tỉnh, thành nuôi tôm nước lợ, đã thả nuôi 657.523 ha, đạt sản lượng 476.424 tấn, tăng 0,2% về diện tích, giảm 3,9% về sản lượng so với năm 2011. Trong năm, nuôi tôm nước lợ gặp một số khó khăn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả nuôi tôm; khoảng 100.776 ha diện tích tôm nước lợ bị thiệt hại do dịch bệnh, bao gồm hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS), đốm trắng, đầu vàng... gây thiệt hại lớn về kinh tế (khoảng 4.000 tỷ đồng) và ảnh hưởng đến sản lượng, giá trị xuất khẩu.

 

http://vov.vn
Đăng ngày 27/02/2013
Kinh tế

Xuất khẩu thủy sản cuối năm liệu có tăng cao?

Cuối năm thường được xem là giai đoạn cao điểm trong xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam. Các doanh nghiệp tăng tốc để đáp ứng nhu cầu từ thị trường quốc tế, nhất là trong các dịp lễ lớn như Giáng sinh và Tết Dương lịch. Tuy nhiên, để đánh giá xuất khẩu thủy sản cuối năm có tăng cao hay không, cần xét nhiều yếu tố quan trọng.

Cá tra
• 09:45 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 10:10 23/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Những loài cá cảnh có hành vi kỳ lạ

Trong thế giới cá cảnh đa dạng và phong phú, những loài cá sở hữu ngoại hình độc đáo hoặc hành vi khác thường luôn có sức hút đặc biệt.

Cá cảnh
• 11:31 29/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 11:31 29/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 11:31 29/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 11:31 29/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 11:31 29/12/2024
Some text some message..