Kiên Giang: Bùng phát dịch bệnh trên tôm nuôi

Hạn hán và xâm nhập mặn đang ở giai đoạn đỉnh điểm, rất gay gắt, làm bùng phát dịch bệnh trên tôm nuôi.

tôm chết
Chỉ hơn 10 ngày, Kiên Giang đã phát hiện thêm 79 ổ dịch đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi, với tổng diện tích thiệt hại hàng trăm ha. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Nguyễn Đình Xuyên, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y Kiên Giang cho biết, từ ngày 19-31/3, đơn vị đã phát hiện thêm 79 ổ dịch đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi, với tổng diện tích thiệt hại được ghi nhận là 184,5 ha. Lũy kế từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 166 dịch bệnh tôm nuôi, với tổng diện tích thiệt hại 380 ha. Trong đó, đốm trắng là 287 ha, hoại tử gan tụy cấp tính 25 ha, sốc môi trường 67 ha.

Hầu hết các huyện, thành phố có nuôi tôm đều xảy ra dịch bệnh, gồm: An Biên, An Minh, Hòn Đất, Kiên Lương, Gò Quao, Vĩnh Thuận và Hà Tiên.

Ngoài ra, theo ghi nhận từ Phòng NN-PTNT các huyện, có 670 ha tôm nuôi bị thiệt hại do yếu tố môi trường bất lợi, 76 ha bị thiệt hại nghi do bệnh đốm trắng, 12 ha thiệt hại nghi do bệnh hoại tử gan tụy cấp tính tại huyện Vĩnh Thuận và Kiên Lương.

Hiện nay, hạn hán và xâm nhập mặn đang ở giai đoạn đỉnh điểm, rất gay gắt, khả năng kéo dài. Cùng với việc một số vùng nuôi đã bắt đầu xuất hiện những cơn mưa trái mùa vào buổi chiều hoặc tối, làm biến động đột ngột các yếu tố môi trường trong ao nuôi, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của tôm. Đây là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển nên nguy cơ xảy ra thiệt hại do biến động bất lợi của các yếu tố môi trường và dịch bệnh trong thời gian tới là rất cao.

Do đó, người nuôi tôm cần thường xuyên kiểm tra các chỉ số môi trường, để kịp thời phát hiện và có biện pháp can thiệp nhằm hạn chế thiệt hại. Gia cố bờ bao, cống để tránh hiện tượng rò rỉ, thẩm lậu nước ra ngoài. Cần phải bố trí ao chứa, ao lắng để dự trữ nước nhằm chủ động trong việc thay nước bổ sung vào ao nuôi khi cần thiết.

Duy trì mực nước trong ao thích hợp với từng hình thức nuôi để hạn chế sự biến động đột ngột của các yếu tố môi trường, gây sốc cho tôm nuôi. Đối với ao nuôi thâm canh, bán phân canh phải duy trì nước trong ao tối thiểu từ 1,3 - 1,5 m, nuôi tôm – lúa, quảng canh cải tiến cần thiết phải duy trrì mực nước cao tối thiểu là 0,5 m tính từ mặt ruộng.

Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 10/04/2020
Đ.T.CHÁNH
Dịch bệnh

Khoáng K3 - Khoáng chất tự nhiên cho tôm nuôi

Công ty K3 là doanh nghiệp chuyên môn hóa sản xuất và cung cấp khoáng chất có nguồn tự nhiên cho nuôi tôm, với mục tiêu là đem đến cho người nuôi những sản phẩm khoáng chất lượng hàng đầu.

Khoáng trong nuôi tôm
• 10:42 08/09/2023

Giá thức ăn tôm tăng đến 44.000 đồng/kg, người nuôi điêu đứng

Nông dân các tỉnh ven biển miền Tây đang trong vụ nuôi tôm nhưng giá thức ăn cao chót vót, trong khi giá tôm giảm sâu nên bị lỗ, may ra huề vốn.

thức ăn tôm
• 10:07 06/07/2023

Ông Châu tâm huyết với nghề nuôi tôm công nghệ cao

Nhờ nắm bắt được thông tin về công nghệ mới trong nuôi tôm, ông Nguyễn Ngọc Châu (67 tuổi, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã nhanh chóng tiếp cận và mạnh dạn đầu tư. Đến nay, với thâm niên nghề nuôi tôm thẻ chân trắng gần 13 năm, ông đầu tư 3 ha ao nuôi áp dụng công nghệ Semi - Biofloc, gắn hệ thống đèn led trong các ao nuôi, thiết lập hệ thống máy móc hỗ trợ…

Hệ thống ao nuôi của ông Châu
• 09:49 03/07/2023

Vietshrimp 2023 đang diễn ra tại Cần Thơ

Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 4 (VietShrimp 2023) đang diễn ra tại Cần Thơ.

vietshrimp 2023
• 18:12 12/04/2023

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 20:21 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 20:21 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 20:21 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 20:21 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 20:21 25/04/2024