Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt hơn 20 tỷ USD trong 8 tháng

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng Tám của cả nước ước đạt 2,76 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 8 tháng qua đạt 20,6 tỷ USD, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2015.

chế biến cá
Chế biến cá tra phục vụ xuất khẩu ở Đồng Tháp. (Ảnh: An Hiếu/TTXVN)

Trong số đó, so với cùng kỳ năm 2015 giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 9,9 tỷ USD, tăng 5,7%; giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 4,3 tỷ USD, tăng 4,1%; riêng giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 4,54 tỷ USD, giảm 0,5%.

Các ngành hàng như càphê, thủy sản, hạt điều, tiêu… đều có sự gia tăng cả về sản lượng cũng như giá trị. Trái ngược với xu hướng đó một số ngành hàng chủ lực như gạo, gỗ và các sản phẩm gỗ, sắn và các sản phẩm sắn lại có sự sụt giảm đáng kể cả sản lượng và giá trị.

Gia tăng mạnh nhất là ngành hàng càphê, tăng đến 39,9% về khối lượng và tăng 20,7% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, xuất khẩu càphê trong tháng Tám ước đạt 151.000 tấn với giá trị đạt 280 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 8 tháng qua đạt 1,27 triệu tấn và 2,25 tỷ USD.

Tiếp theo là sự gia tăng đáng kể của ngành hàng hạt tiêu, tăng 30,3% về khối lượng và tăng 12,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Khối lượng tiêu xuất khẩu tháng Tám ước đạt 13.000 tấn, với giá trị đạt 112 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 8 tháng qua đạt 135.000 tấn và 1,1 tỷ USD.

Lĩnh vực thủy sản cũng đã vực lại và có sự tăng trưởng nhẹ, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái; với giá trị xuất khẩu thủy sản tháng Tám ước đạt 594 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu thủy sản 8 tháng qua đạt 4,3 tỷ USD.

Trong khi đó, ngành hàng lúa gạo lại có sự sụt giảm đáng kể cả về giá trị và sản lượng. Cụ thể, so với cùng kỳ năm 2015, ngành hàng gạo giảm 16,6% về khối lượng và giảm 13,1% về giá trị. Với khối lượng gạo xuất khẩu tháng Tám ước đạt 432.000 tấn với giá trị đạt 191 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 8 tháng qua ước đạt 3,37 triệu tấn và 1,51 tỷ USD.

Một số ngành hàng có sự gia tăng về sản lượng nhưng lại có sự sụt giảm về giá trị như cao su tăng 10,4% về sản lượng nhưng lại giảm 4,6% về giá trị; ngành hàng chè tăng 6,6% về khối lượng nhưng giá trị cũng giảm 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái./.

TTXVN/Vietnam+, 26/08/2016
Đăng ngày 26/08/2016
Thanh Tâm
Kinh tế

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 11:08 03/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 21:58 04/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:58 04/12/2024

Cá sú mì: Một loài cá mang màu sắc của đại dương

Cá sú mì là một trong số ít những loài cá hiếm hoi có màu sắc tương đồng với màu của đại dương. Tuy nhiên, chính ngoại hình xinh đẹp kết hợp với hương vị độc đáo đã khiến tình trạng săn bắt trái phép loài cá này diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Cá sú mì
• 21:58 04/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 21:58 04/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 21:58 04/12/2024
Some text some message..