Kinh nghiệm để chọn được đàn cá tra giống khỏe mạnh, sạch bệnh

Để chon được một đàn cá tra giống khỏe mạnh về nuôi thương phẩm không phải là điều đơn giản. Sau đây tôi xin chia sẽ một số kinh nghiệm bằng cảm quan, bằng mắt thường để chọn được đàn cá tra giống sạch bệnh

Chọn cá tra giống (Ảnh tepbac.com)

1. Dấu hiệu của đàn cá khỏe mạnh
- Cá không bị dị tật, màu sắt tươi sáng, lưng xanh đen, bụng màu trắng bạc, các sọc dọc theo thân rõ ràng.
- Cá khỏe mạnh, bơi lội khỏe, phản ứng nhanh khi có tiếng động, bóng người.

Mang cá tra sạch, có màu đỏ tươi (Ảnh tepbac.com)

- Mang cá đỏ tươi, không có chất dơ bám vào mang
- Cá không bị nhiễm ngoại ký sinh.
- Cá không bị xây xác, tuột nhớt, dương ngạnh.
2. Dấu hiệu của đàn cá không khỏe mạnh
2.1. Biểu hiện bên ngoài:

- Cá giảm ăn hoặc bơi lội thất thường, tấp mé, tập trung ở đầu nguồn nước.
- Cá phản ứng chậm khi có tiếng động, bóng người.
2.2. Dấu hiệu bệnh lý bên ngoài
- Cá bị dương ngạnh: do bị stress với môi trường, cần bổ sung vitamin C vào thức ăn trộn cho cá ăn.
- Cá bị tuột nhớt: do bị ký sinh, pH giảm đột ngột, do chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa môi trường bên ngoài và bên trong cơ thể cá. Trường hợp này, dùng muối pha với nước tạt cá.
- Cá bị gầy, mắt lồi, móp mang: do thức ăn không đủ chất dinh dưỡng hoặc cho cá ăn không đủ no thời gian kéo dài.
- Mang cá dơ, có nhiều bùn bám là do môi trường nước dơ, có chứa nhiều vật chất lơ lửng. Trường hợp này cần dùng các sản phẩm lắng chất lơ lửng như Zeolite.
- Ban ngày cá tập trung thành đàn, quến cụt, nổi trên mặt nước là do bị ký sinh (trùng bánh xe) ký sinh bám vào mang.
- Đầu có sưng, mắt cá lồi và xuất huyết ở các gốc vy và hậu môn là trường hợp của cá bị xuất huyết, phù đầu.

Cá tra giống bị bệnh xuất huyết (Ảnh tepbac.com)

2.3. Dấu hiệu bệnh lý bên trong
- Gan, thận, tỳ tạng sưng là do môi trường nước ao xấu, hoặc cá có dấu hiệu tiềm ẩn gan thận mủ, trường hợp này cần thay nước, diệt khuẩn và theo dõi các dấu hiệu bất thường của cá để xử lý kịp thời.
- Gan có chuyển sang màu trắng vàng, mang cá chuyển từ đỏ hồng sang trắng là dấu hiệu của bệnh trắng gan, trắng mang. Trường hợp này cần dùng các sản phẩm bổ máu trộn vào thức ăn cho cá ăn.

Cá bị trắng mang, trắng gan (Ảnh minh họa)
- Tỳ tạng (lá lách) cá sưng chuyển màu đen hoặc có các chấm đen là do quá trình dùng kháng sinh nhiều và kéo dài chưa giải độc gan, hoặc do môi trường nước ao dơ, pH thấp. Trường hợp khác là dấu hiệu kèm theo của bệnh xuất huyết

Tỳ tạng cá chuyển màu đen (Ảnh tepbac.com)

- Ruột cá đi phân sống là do quá trình dùng kháng sinh kéo dài đã làm cho các vi sinh đường ruột có lợi bị tiêu diệt. Trường hợp này cần bổ dung men vi sinh đường ruột nhằm kích thích tiêu hóa, giúp cá ăn khỏe. Đối với trường hợp này thường thì ruột cá nhỏ, thành ruột mỏng.
- Mật cá chuyển từ màu vàng xanh, vàng tươi sang xanh hoặc đen có thể là do giun sán ký sinh ở ống dẫn mật làm tắt ống dẫn mật. Trường hợp này cần dùng các loại thuốc xổ giun sán và kết hợp với diệt khuẩn nguồn nước ao.

tepbac.com
Đăng ngày 17/10/2012
ks Đào Trung Hiếu
Kỹ thuật

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 13:46 18/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 13:46 18/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 13:46 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 13:46 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 13:46 18/11/2024
Some text some message..