Kết luận này đã được các nhà khoa học Australia rút ra qua nghiên cứu trứng cá Cầu vồng. Sau 4 ngày trứng được đẻ, họ đã đặt phôi trứng này trong một đĩa chứa nước và thêm vào đó các hợp chất có mùi khác nhau.
Trong đó có các mùi của cá vàng và cá rô, là những động vật ăn thịt của cá Cầu vồng. Quan sát dướt kính hiển vi cho thấy, nhịp tim phôi cá có những thay đổi so với bình thường. Nhịp đập sẽ ngày càng tăng lên khi có những mùi cá ăn thịt được cho vào đĩa nước chứa trứng cá.
Điều này có nghĩa rằng hệ thống giác quan của phôi cá đã có thể phát hiện và phản ứng với các tín hiệu hóa học đến mức đủ để cho phép nó phân biệt giữa các mùi khác nhau chỉ sau 4 ngày được thụ tinh.
Theo nhà khoa học Jennifer Kelley giải thích, các động vật phát hiện ra tín hiệu của kẻ ăn thịt từ lúc còn non là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng cho sự sống còn của chúng.
“Mặc dù có thể điều chỉnh các kỹ năng phát hiện kẻ thù trong các giai đoạn phát triển về sau qua kinh nghiệm, song kết quả nghiên cứu cho thấy, phản ứng của phôi cá là bẩm sinh được di truyền qua nhiều thế hệ”, Kelley nói.
Kết quả nghiên cứu cũng mở ra bước tiến trong việc tìm hiểu các phản ứng tự vệ của những loài cá trong hệ sinh thái nước ngọt của Australia.