Kỹ thuật nuôi Moina(Trứng nước)

Trứng nước, còn gọi là bo bo (Moina), một loài giáp xác nước ngọt nhỏ, là thức ăn cho cá bột và cá cảnh.

Kỹ thuật nuôi Moina(Trứng nước)
Trứng nước có giá trị dinh dưỡng cao. Nguôn: Internet.

Trứng nước là gì?

Moina (trứng nước) thuộc bộ Cladocera, là loại giáp xác nhỏ có giá trị dinh dưỡng cao và là thức ăn vô cùng quan trọng cho ấu trùng động vật thủy sản, đặc biệt là giai đoạn vừa hết noãn hoàng. Chúng được dùng làm thức ăn phổ biến cho cá cảnh và một số loài cá nước ngọt, nước lợ trong giai đoạn cá bột, do có kích thước phù hợp với miệng của cá con.

Trứng nước chứa nhiều các enzyme quan trọng trong quá trình trao đổi chất của ấu trùng như proteinases, peptidases, amylases, lipase. Ngoài ra, chúng còn chứa nhiều các acid béo không no(HUFA). Chúng có tuổi thọ từ 4-7 ngày.

Kỹ thuật nuôi Trứng nước

Chuẩn bị ao nuôi

Tùy theo điều kiện cụ thể của người nuôi, mà ta có thể nuôi trứng nước trong ao đất hay trong bể.

Đối với ao đất: Ao có diện tích từ 100-2000 m2, được tẩy dọn và sên vét bùn đáy ao kỹ, chỉ để lại lớp bùn dày 3-5cm. Dùng đất thịt đã được phơi khô kỹ (3 ngày) trộn với vôi(0.2-0.5kg/tấn đất), rồi phủ lên đáy ao một lớp dày 5 cm. Sau đó, lấy nước vào ao đạt 15cm.

Đối với bể nuôi: Nếu nuôi với mục đích thương mại thì chọn bể nuôi có thể tích lớn sao cho mực nước đủ độ sâu 40-50cm, tuyệt đối không chọn bồn kim loại. Bể nuôi được đăt ở nơi thoáng mát có ánh sáng khuyếch tán, nên che bạt ở trên để chủ động tăng giảm cường độ chiếu sáng, hạn chế nước mưa ảnh hướng đến môi trường nuôi, cũng như bảo vệ trứng nước khỏi các động vật gây hại.Cần phải sát trùng bể bằng cách phơi khô hay dùng HCl 30%.

Bón phân

Mục đích của bón phân là để giúp Tảo phát triển,đây là loại thức ăn quan trọng của Trứng nước. Có thể dùn phân vô cơ hoặc phân hữu cơ(phân chuồng) để sử dụng,bón phân lần đầu với liều lượng 0.4-0.5kg/m3 nước. Tuy nhiên, phân chuồng cần được ủ hoại kỹ trước khi sử dụng. Sau 12 ngày, khi mực nước dâng lên 50cm, sẽ tiến hành bón phân lần 2, bằng phân gà(1-2kg/m3). Sau đó sẽ tiến hành thả giống với mật độ 10-15 con/L nước ao.

Duy trì các yếu tố môi trường nuôi như sau: PH 7-8, DO 3-3.5mg/L, nhiệt độ 26-30oC, Độ cứng 150-200mg/L, NH3 0.2mg/L. Hằng ngày, có thể thay từ 20-25% lượng nước nuôi, tránh cho ăn quá nhiều sẽ làm ô nhiễm nước và tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển.

Thức ăn

Tùy điều kiện nuôi mà có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau, nhưng vẫn phải đảm bảo có men, carbonhydrate, chất khoáng, đạm. Ở đây đề cập tới 3 loại thức ăn phổ biến là men bánh mì, phân chuồng,cám gạo.

Men bánh mì: Đây là nguồn cung cấp men, giúp phát triển nấm men và một số vật chất hữu cơ trong nước. 

Phân chuồng: Phân chuồng cung cấp nhiều nguồn dinh dưỡng cho trứng nước như: vi khuẩn, nấm, bã hữu cơ, sinh vật phù du, kết quả là sẽ giúp trứng nước phát triển rất nhanh. Dùng phân tươi sẽ tốt hơn phân khô, nhưng cần phải ủ hoại kỹ trước khi sử dụng.

Cám gạo: Cám gạo là nguồn thức ăn sẵn có, rẻ tiền và có giá trị dinh dưỡng cao với 24% chất đạm, 22.8 chất béo và rất giàu vitamin và khoáng chất.

Tùy theo điều kiện mà ta có cho ăn như sau: men bánh mì, men bánh mì + cám gạo, men + phân hóa học, men + cám + phân bò. Liều lượng tùy vào thể tích nuôi và mật độ nuôi. Sau 5 ngày, lượng thức ăn sẽ tăng lên 50-100% so với ban đầu.

Chăm sóc và thu hoạch

Hằng ngày, lấy 15ml nước ao, dùng ống nhỏ giọt nhỏ lên lame kính và quan sát trứng nước dưới kính hiển vi. Nếu thấy trứng nước có màu xanh hay đỏ nâu, căng tròn, di chuyển linh hoạt là chúng đang khỏe mạnh. Ngược lại, thấy chúng có màu nhợt nhạt, bụng rỗng là dấu hiệu sức khỏe chúng đang không tốt. Nước có độ trong 30-40cm thì cần thêm 50-100% lượng thức ăn ban đầu.

Dùng vợt vớt những đám trứng nước ở trên bề mặt, hoặc tắt sục khí, xả nước qua lưới lọc có kích thước mắt lưới từ 50-150µm. Trứng nước có thể được trữ lạnh hoặc trữ khô để dùng dần. Nhưng tốt nhất vẫn nên dùng tươi.

Khuyến nông VN
Đăng ngày 15/06/2017
AN LÊ TH
Kỹ thuật

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 10:04 03/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 11:38 02/12/2024

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:02 18/12/2024

Ứng dụng các loại vi sinh trong nuôi tôm

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh có thể mang lại hiệu quả tức thời nhưng tiềm ẩn nhiều tác hại như tích tụ dư lượng, ô nhiễm môi trường và nguy cơ kháng kháng sinh.

Tạt vi sinh
• 19:02 18/12/2024

Một số loài cá có tiếng kêu "lạ" có thể bạn chưa biết

Trong thế giới tự nhiên phong phú và huyền bí, động vật biết phát ra tiếng kêu thường gây bất ngờ cho con người. Tuy nhiên, điều ít ai biết là ngay cả những loài cá – vốn bị coi là "lặng thinh" dưới nước – cũng có khả năng phát ra tiếng kêu đồng thanh điệu rất độc đáo.

Cá
• 19:02 18/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt tôm

Chất lượng thịt tôm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giá trị kinh tế và uy tín của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, ngành nuôi tôm đang đối diện với nhiều thách thức trong việc đảm bảo thịt tôm đạt chuẩn cao, từ môi trường nuôi đến công nghệ nuôi trồng và chế độ dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu các giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng thịt tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:02 18/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 19:02 18/12/2024
Some text some message..