Lắm nhiêu khê, nhiều bất cập

Theo Quyết định số 315/TTg của Thủ tướng Chính phủ (về thực hiện thí điểm bảo hiểm (BH) nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2013), người nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng tại Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau là đối tượng được BH.

Người nuôi tôm sẽ chẳng mặn mà với bảo hiểm tôm nếu như các cấp, các ngành thiếu quan tâm, giám sát việc triển khai thực hiện đảm bảo mục đích đúng đắn mà Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra.
Người nuôi tôm sẽ chẳng mặn mà với bảo hiểm tôm nếu như các cấp, các ngành thiếu quan tâm, giám sát việc triển khai thực hiện đảm bảo mục đích đúng đắn mà Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra.

Khi ban hành quyết định này, Thủ tướng Chính phủ cũng nêu rõ mục đích nhằm hỗ trợ cho người sản xuất nông nghiệp nói chung chủ động khắc phục và bù đắp thiệt hại tài chính do hậu quả của thiên tai, dịch bệnh gây ra, góp phần bảo đảm ổn định an sinh xã hội nông thôn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.

Thế nhưng, nhìn lại việc thực hiện thí điểm chỉ riêng đối với con tôm nuôi tại một số địa phương kể trên thời gian qua cho thấy nổi lên một số bất cập.

Nỗi khổ của “Thượng đế”

Ông Lâm Văn Khiếm, Chủ nhiệm HTX nuôi tôm công nghiệp Tân Long, xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi (Cà Mau), cho biết, để giảm bớt gánh nặng rủi ro khi chẳng may tôm bị thiệt hại, nhiều hộ dân nuôi tôm đã bỏ tiền ra để mua BH cho vuông tôm của mình. Tuy nhiên, mua BH rồi, tới chừng tôm chẳng may bị chết, phía doanh nghiệp (DN) bán BH lại làm khó bà con đủ điều, chủ yếu là về thẩm quyền và thủ tục giải quyết.

Theo lời của nhiều nông dân, trong hợp đồng đã được ký, trách nhiệm của bên đơn vị BH được ghi rất rõ là khi tôm thiệt hại được xác minh thì trong 30 ngày, công ty phải bồi thường. Thực tế thì không phải thế.

Ông Nguyễn Văn Khởi - HTX nuôi tôm công nghiệp xã Hoà Mỹ, kể khi ông đến hỏi thường nhận được câu trả lời quen thuộc từ đại lý BH: "Ráng chờ thêm vài ngày!”. Cứ thế thời gian trôi qua đã hơn 4 tháng nay – tính từ lúc xác minh hợp đồng, nhiều thành viên của HTX đến giờ chưa được chi trả BH.

Theo quy trình xác minh tôm bị dịch bệnh mà Bảo Minh Cà Mau – đơn vị đã ký được khoảng 1.800 hợp đồng với người nuôi tôm Cà Mau, thực hiện thì diện tích ao nuôi bị dịch bệnh được sự xác nhận theo quy trình từ UBND cấp xã, chi cục thú y, phòng nông nghiệp huyện.

Khi đủ thủ tục vừa kể, đại lý của Công ty Bảo Minh hoàn thiện hồ sơ với khoảng thời gian 30 ngày không tính ngày lễ và chủ nhật. Có điều, ông Trịnh Hoàng Khanh, Giám đốc BH Bảo Minh Cà Mau cho biết theo quy định của Tổng Công ty, những hợp đồng trên 200 triệu đồng thì nơi đây không đủ thẩm quyền giải quyết, dù tài khoản ngân hàng của đơn vị mở thấu chi 500 triệu đồng/ngày.

Một cán bộ Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau cho rằng thực tế vừa kể là một vướng mắc trong sinh kế đối với người nuôi tôm đã mua BH bởi nuôi tôm là nghề duy nhất của nhiều nông dân. Bao nhiêu vốn liếng họ dồn vào đó.

Không được bồi thường theo hợp đồng BH, nhiều bà con không thể đầu tư tái sản xuất, trong khi phải mua con giống, phân, thuốc, hoá chất và thức ăn ký nợ. Nếu tình trạng này kéo dài thì người nuôi tôm trong tỉnh sẽ khó mặn mà với loại hình BH này.

Đục nước béo cò và bảo hiểm… sạt nghiệp (!)

Báo CAND cách nay chưa lâu từng phản ánh tình trạng trục lợi BH tôm tại Sóc Trăng. Và đã có người nuôi tôm là đảng viên bị kỷ luật đảng do vi phạm về quy định thí điểm BH theo Quyết định 315 của Thủ tướng Chính phủ.

Ông Quách Pái, Phó Giám đốc Công ty Bảo Việt Sóc Trăng cho biết, vụ nuôi tôm 2012 vừa qua, cả tỉnh có tới hơn 5.000 hợp đồng BH tôm bị thiệt hại. Công ty đã tiến hành thẩm định và trả bồi thường cho người nuôi tôm trên 4.700 hồ sơ, số tiền trên 213 tỷ đồng – vượt gấp 3 lần số tiền mà DN thu được nhờ bán hơn 6.000 hợp đồng BH với người nuôi tôm trước đó.

Có lý giải cho việc DN bán BH tôm thua lỗ nặng nề như vừa kể là do công tác quản lý, giám sát không chặt chẽ dẫn tới tình trạng gian lận trong chi trả BH đã xảy ra.

Một hiện tượng đáng ngại khác mà PV Báo CAND vừa được nông dân Sóc Trăng, Bạc Liêu phản ánh, đó là một số đại lý kinh doanh thức ăn tôm  có biểu hiện trục lợi. Biết sau liên tiếp nhiều vụ nuôi bị trắng tay, nông dân đang thiếu vốn tái sản xuất và không đủ điều kiện để tham gia chương trình thí điểm BH theo Quyết định 315, một số đại lý thức ăn tôm đã đứng ra cung cấp con giống, thức ăn để các hộ này tiếp tục nuôi và tham gia chương trình BH.

Ông Nguyễn Hoàng Kha, một hộ nuôi tôm tại xã Hòa Đông, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) cho biết, các đại lý cung cấp con giống, thức ăn cho nông dân đã khai khống tăng giá tôm giống, giá thức ăn; khai tăng mật độ nuôi thả.

Chẳng hạn, đại lý lấy giống tôm thẻ chân trắng không rõ nguồn gốc với giá 27 đồng/con, về bán lại cho bà con nông dân với giá cao gấp 3 lần, tức 85 đồng/con. Thức ăn có giá 27.000 đồng/kg thì họ kê lên tới 40.000 đồng/kg. 1m2 mặt ao chỉ thả vài chục con giống nhưng trên giấy tờ lại kê khai 100 con/m2.

Khi có xảy ra tình huống tôm bị chết, theo quy định thì người nông dân sẽ được chi trả BH nhưng thực chất, đối tượng hưởng lợi lại chẳng ai khác ngoài các đại lý. Họ hưởng đối với phần tăng khống, còn người nông dân chỉ được nhận số tiền bồi thường theo thỏa thuận riêng với từng đại lý.

Ông Lê Thanh Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bạc Liêu bày tỏ kinh nghiệm từ địa bàn mình rằng để người nông dân được hỗ trợ từ chính sách đúng đắn này, cần có giải pháp khắc phục những hạn chế, thiếu sót thời gian qua; phối hợp làm rõ các hành vi gian lận, các tiêu cực trong BH tôm nuôi, hạn chế đến mức thấp nhất những vụ việc tiêu cực để giúp địa phương thực hiện tốt việc BH tôm nuôi.

CAND
Đăng ngày 04/05/2013
bình huyền
Kinh tế

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:18 01/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 06:18 01/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 06:18 01/12/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 06:18 01/12/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 06:18 01/12/2024
Some text some message..