Làm thế nào để đảm bảo lợi nhuận trong bối cảnh giá tôm gặp khủng hoảng?

Nửa đầu năm 2023, thị trường tôm chìm trong ảm đạm bởi giá bán thấp trong khi chi phí sản xuất cao, đặc biệt giá thức ăn tăng vọt. Theo VASEP, lũy kế nửa đầu của xuất khẩu tôm đạt gần 1,6 tỉ USD, thấp hơn 31% so với cùng kỳ 2022, gây ảnh hưởng đến thu nhập của người nuôi mặc dù tôm được mùa.

Ao tôm
Lập dự toán vụ nuôi mang lại nhiều lợi ích cho người nuôi tôm. Ảnh: Tép Bạc

Do đó, Sitto Việt Nam chia sẻ giải pháp duy trì lợi nhuận trong thời điểm khủng hoảng bằng phương pháp kiểm soát và giảm chi phí nuôi tôm thông qua việc lên dự toán vụ nuôi.

Phương pháp lập dự toán vụ nuôi

Đây là phần cực kỳ quan trọng trong kế hoạch nuôi tôm của bà con, việc xây dựng bảng kế hoạch trước sẽ giúp bà con có bức tranh tổng quát trước khi quyết định nuôi, ngừng nuôi hoặc nuôi về size nào sẽ có lợi hơn.

Các mục của dự toán bao gồm: Nguồn vốn, loại tôm nuôi (tôm thẻ hay tôm sú), mật độ thả nuôi - tỷ lệ sống, thời gian nuôi và sản lượng thu hoạch (theo từng khoảng size tôm), chi phí nuôi (đầu tư ao nuôi, con giống, thức ăn, thuốc - hóa chất xử lý, điện nước, nhân công…), giá bán ước tính (nên tạm tính theo giá thấp nhất). Qua đó, chúng ta ước định được nuôi sẽ lãi hay lỗ, nuôi về size nào có lãi hơn…

Thu hoạch tômTiến hành quản lý, điều chỉnh mật độ nuôi, nâng cao năng suất mùa vụ. Ảnh: Tép Bạc

Xác định nguồn vốn

Đầu tiên là xác định vốn, bà con nên tổng hợp nguồn vốn hiện có của mình sau đó sẽ hoạch định kế hoạch sử dụng như thế nào là tốt nhất. Nếu không đủ vốn thì bà con sẽ tiết giảm các chi phí liên quan để vận hành một vụ nuôi như: Chi phí thức ăn, thuốc - hóa chất xử lý, nhân công, điện nước chạy quạt, chạy oxy,… Lưu ý, việc mua hàng hóa bằng tiền mặt thì sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể so với mua nợ.

Lựa chọn giống tốt

Việc chọn giống đóng vai trò rất quan trọng bởi vì giống tôm tốt, tôm khỏe mạnh đề kháng cao sẽ giảm bệnh tật, giảm hao hụt, từ đó giảm được chi phí thuốc - hóa chất xử lý đi kèm, tôm giống tốt sẽ lớn nhanh, giúp rút ngắn thời gian nuôi, đạt năng suất cao.

Điều chỉnh mật độ nuôi

Mật độ nuôi tôm là một trong những yếu tố chủ chốt quyết định mức độ tăng trưởng của tôm và sự thành công của những vụ nuôi. Bà con có thể căn cứ vào bảng dự toán, nguồn vốn bà con có thể điều chỉnh mật độ thả nuôi (có thể là nuôi dày, nuôi thưa).

Ngoài việc điều chỉnh mật độ thả nuôi phù hợp, bà con còn có thể giảm thiểu được chi phí, giúp môi trường ao nuôi ổn định hơn, ít ô nhiễm, ít biến động, dễ quản lý, tôm mau lớn, ít bệnh tật.

Xác định lợi nhuận có thể đạt được

Sau khi xác định nguồn vốn sẵn có và kế hoạch nuôi tôm, người nuôi cần xác định lợi nhuận có thể đạt được sau mùa vụ bằng cách lấy giá bán ra trừ đi chi phí. Lưu ý, nên thường xuyên theo dõi thông tin thị trường, về giá tôm lấy trường hợp giá bán ra tại thời điểm xấu nhất, để đề phòng rủi ro và chỉ nuôi tôm theo khả năng hiện tại, tránh lãng phí.

Tiến hành quản lý và thay đổi thức ăn, cách cho ăn

Thức ăn chiếm 50 - 60% chi phí nuôi tôm, trong đó 1/5 lượng thức ăn sau khi sử dụng chẳng những không được tôm hấp thụ mà còn làm ô nhiễm nước và đáy ao. Do đó, người nuôi có thể giảm lượng thức ăn trong ngày còn 70-80% so với công thức tính lý thuyết cũng như không cho ăn đều mà cho ăn theo nguyên tắc khi nhiều, khi ít. Bà con nên tìm chọn nguồn cung ứng thức ăn uy tín, đảm bảo chất lượng giúp tôm tăng sức khỏe, tăng trưởng, hạn chế ô nhiễm, hạn chế bệnh, hóa chất xử lý.

Bên cạnh đó, nên cho tôm ăn nhiều hơn vào những thời điểm tôm có thể ăn nhiều, chẳng hạn như vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Giảm thức ăn vào những buổi tôm ăn ít như trưa nắng gắt hoặc tối khuya hay thời điểm khi tôm lột xác, thời tiết biến động, môi trường ao nuôi có sự thay đổi đột ngột. Đặc biệt, vào giai đoạn khi tôm còn nhỏ, bà con có thể tiến hành tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm. Cụ thể, sự phát triển của nguồn thức ăn tự nhiên phụ thuộc vào việc bà con gây màu nước trước khi thả giống.

Ở tháng đầu tiên ương ao thường dễ mất màu. Bà con nên chủ động gây nguồn thức ăn tự nhiên bằng cách sử dụng các sản phẩm truyền thống như bột đậu nành, bột huyết hoặc một số chế phẩm sinh học chất lượng để mang lại hiệu quả nhanh hơn.

Quản lý việc sử dụng thuốc, hóa chất 

Quy trình này chiếm từ 20 - 30% chi phí nuôi tôm. Bà con cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe của tôm và môi trường ao nuôi để phòng và xử lý kịp thời khi phát hiện những thay đổi bất thường. Nên sử dụng thuốc - hóa chất xử lý đúng lúc, đúng loại, đúng liều lượng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Hơn hết, để nâng cao năng suất cho vụ nuôi bà con cần tìm nơi cung ứng vật tư, thuốc - hóa chất xử lý có nguồn gốc, đáng tin cậy và có giá thành hợp lý.

Đăng ngày 28/08/2023
Nhất Linh @nhat-linh
Kinh tế
Bình luận
avatar

Khả năng phát triển của thực phẩm thủy hải sản sạch Việt Nam trên thị trường Quốc tế

Trong bối cảnh hiện nay, khi người tiêu dùng trên toàn cầu ngày càng chú trọng đến sức khỏe và an toàn thực phẩm, thực phẩm thủy hải sản sạch đã nhanh chóng trở thành xu hướng tiêu dùng mới.

Thủy hải sản
• 09:00 08/09/2024

Giá thủy sản sau lễ Quốc Khánh có còn tăng cao?

Vào dịp lễ Quốc khánh 2/9, thị trường thủy sản tại Việt Nam trở nên sôi động khi nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng mạnh. Đây là thời điểm người dân chuẩn bị cho các bữa ăn gia đình sum họp, nên giá cả của nhiều loại thủy sản cũng có sự biến động đáng kể.

Hải sản
• 09:46 06/09/2024

Điểm danh một số đối thủ của ngành nuôi cá tra Việt Nam

Thương hiệu thủy sản được xem là mặt hàng thủy sản quốc gia, bởi trong nhiều năm liền, xuất khẩu cá tra được bạn bè quốc tế yêu thích bởi chất lượng và giá cả phải chăng. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, Việt Nam đang bị cạnh tranh gay gắt về mặt hàng này. Hãy cùng Tép Bạc điểm qua một số đối thủ cạnh tranh ngành nuôi cá tra với nước ta nhé!.

Cá Tra
• 11:00 05/09/2024

Thủ tướng chỉ đạo 3 nhiệm vụ trọng tâm chống khai thác IUU

Chiều 28/8/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến với 28 địa phương ven biển đã chỉ đạo 3 nhiệm vụ trọng tâm chống khai thác IUU để có thể gỡ “thẻ vàng” khi đón đoàn thanh tra lần thứ 5 của EC dự kiến vào tháng 10/2024.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính
• 09:00 02/09/2024

Cà Mau tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho hàng trăm người

Vừa qua, Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ tổ chức tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho 120 người ở các doanh nghiệp, hợp tác xã và gia đình đang nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trong tỉnh.

Thu tôm
• 07:41 08/09/2024

Bình Định tăng cường các biện pháp chống khai thác IUU

Mặc dù tỉnh Bình Định đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp nhằm gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC), nhưng sau 7 năm, tình trạng ngư dân vi phạm khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài vẫn chưa chấm dứt.

Tàu thuyền
• 07:41 08/09/2024

Việt Nam có đang đối mặt với nhiều thách thức trong nuôi trồng thủy sản?

Ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam được coi là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành này cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp về môi trường, quản lý và cạnh tranh quốc tế,...

Nuôi trồng thủy sản
• 07:41 08/09/2024

Cá mập yêu tinh: Chuyên gia sống đời “ẩn danh”

Trong họ cá mập có ghi danh một loài cá được gọi là cá mập yêu tinh mà theo ghi nhận của nhiều nhà khoa học thì số lần chúng xuất hiện vô cùng ít ỏi. Điều bất ngờ là dù nằm trong họ cá mập, nhưng chúng lại có ngoại hình khác xa với những anh em của mình.

Cá mập yêu tinh
• 07:41 08/09/2024

Giá thủy sản sau lễ Quốc Khánh có còn tăng cao?

Vào dịp lễ Quốc khánh 2/9, thị trường thủy sản tại Việt Nam trở nên sôi động khi nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng mạnh. Đây là thời điểm người dân chuẩn bị cho các bữa ăn gia đình sum họp, nên giá cả của nhiều loại thủy sản cũng có sự biến động đáng kể.

Hải sản
• 07:41 08/09/2024
Some text some message..