Lần đầu tiên ghi hình mực khổng lồ dài 8m

Ngày 7-1, một nhóm các nhà khoa học quốc tế công bố hình ảnh loài mực khổng lồ dài 8m mà họ ghi hình được dưới vùng biển sâu Thái Bình Dương.

Ảnh minh họa

 

Theo tờ The Japan Daily Press, các nhà khoa học tại Bảo tàng khoa học quốc gia (Nhật), Đài truyền hình NHK (Nhật) và kênh truyền hình Discovery (Mỹ) đã hợp tác thực hiện ghi hình loài mực khổng lồ nêu trên.

Sau khi thực hiện gần 100 cuộc thám hiểm với khoảng 100 giờ bên trong chiếc tàu lặn vào tháng 7-2012, ba nhà khoa học - trong đó có chuyên gia nghiên cứu mực Tsunemi Kubodera, làm việc tại Bảo tàng khoa học quốc gia Nhật - đã mỉm cười khi quay thành công thước phim con mực khổng lồ dài khoảng 8m đang bơi dưới độ sâu 900m ở vùng biển phía Bắc Thái Bình Dương - nằm cách đảo Chichi khoảng 15 km về phía đông.

“Cơ thể con mực có màu bạc với đôi mắt đen khổng lồ. Nó đang bơi ngược chiều dòng nước và giữ mồi bằng những xúc tu. Thân hình nó được chiếu sáng và nhìn quá đẹp. Tôi rất vui mừng khi nhìn thấy nó. Đây là lần đầu tiên quay được con mực khổng lồ trong vùng biển sâu Thái Bình Dương - nơi có rất ít oxy và áp lực nước rất lớn”, ông Kubodera vui mừng kể lại.

Động vật không xương sống khổng lồ này có tên khoa học Architeuthis. Có nhiều huyền thoại liên quan tới loài mực khổng lồ khi các báo cáo của các thủy thủ cho biết đã nhìn thấy nó trong nhiều thế kỷ. Ngoài ra, “quái vật biển mực” cũng được cho là đã tấn công các con tàu ở vùng biển ngoài khơi bán đảo Scandinavia thuộc bắc Thái Bình Dương.

Trước đó, vào năm 2006, ông Kubodera cũng đã ghi lại hình ảnh một con mực khổng lồ dài 3,5m sau khi sinh vật này bị mắc câu cũng tại vùng biển phía bắc Thái Bình Dương - cách thủ đô Tokyo khoảng 1.000km về phía Nam.

Sau hai lần phát hiện thấy mực khổng lồ tại cùng một vùng biển vào 2006 và 2012, các nhà khoa học cho rằng vùng biển trên có thể là môi trường sống chủ yếu của loài mực khổng lồ.

TTO
Đăng ngày 08/01/2013
Khoa học

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 09:00 10/10/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 12:47 06/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 12:47 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 12:47 06/11/2024

Hiệu quả sử dụng protein trong nuôi tôm

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn của tôm, góp phần chính vào việc xây dựng cơ bắp, hệ thống miễn dịch và duy trì sức khỏe tổng thể của chúng. Đối với người nuôi tôm, việc hiểu và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng protein sẽ giúp giảm chi phí thức ăn, tăng tỷ lệ tăng trưởng, và hạn chế các rủi ro sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:47 06/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 12:47 06/11/2024
Some text some message..