Lần đầu tiên phát hiện loài ếch cực độc giết chết người

Các nhà khoa học mới phát hiện ra hai loài ếch mới ở Brazil có độc tố không tưởng. 1 gram nọc độc của chúng có thể giết chết hơn 300.000 con chuột hay khoảng 80 người.

ếch độc
Việc phát hiện ra loài ếch cực độc là tin khoa học được nhiều người quan tâm. Ảnh Sci-news

Theo tin khoa học trên Sci-news, một nhóm các nhà nghiên cứu đã công bố một khám phá bất ngờ về hai loài ếch cây đã từng được biết đến trước đây tại Brazil. Chúng thực sự có nọc độc không tưởng.

Đó là loài - Ếch xanh (Corythomantis greeningi) và loài Ếch mũ sắt Bruno (Bruno’s casque-headed frog) sản xuất độc tố mạnh và có một cơ chế cung cấp những dịch tiết độc hại vào các con vật khác sử dụng các gai xương trên đầu. Đây là 2 loài ếch đầu tiên có thể truyền trực tiếp nọc độc của chúng vào máu của địch thủ.

Động vật có nọc độc sẽ có chất độc kết hợp với các cơ chế đặc dụng tiết vào loài động vật khác để bảo vệ bản thân. Mặc dù hầu hết các loài động vật lưỡng cư sản xuất hoặc hấp thụ các chất độc trong tuyến da để sử dụng như cơ chế antipredator - cơ chế ngăn cản hoặc bảo vệ chống lại kẻ thù, nhưng chúng vẫn có độc tố cao hơn nọc độc tiết ra.

"Việc khám phá ra một loại ếch cực độc này là điều không tưởng và tìm thấy những con ếch với làn da tiết nhiều độc tố hơn cả độc tố chết người của những con rắn độc hổ bướm Pit Viper thuộc chi Bothrops là một điều đáng kinh ngạc", tiến sĩ Edmund Brodie, thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết.

Loài rắn Pit Viper có thể tiêm từ 40-70mg chất độc khiến máu của con người hóa thành một chất với màng nhớt dày. Sau đó khiến nạn nhân bị tử vong, còn nếu may mắn sống sót thì sẽ trở thành một người giống như dị dân Benjamin Button trong bộ phim khoa học viễn tưởng kể về một người mang hình hài 80 tuổi nhưng lại trẻ dần theo thời gian.

Loài ếch xanh và ếch Bruno đều được biết đến trong nhiều thập kỷ qua nhưng các nhà khoa học vẫn biết rất ít về đặc điểm sinh học của chúng. Theo tính toán của các nhà nghiên cứu, một gram chất độc tiết ra của loài Ếch mũ sắt Bruno sẽ đủ để giết chết hơn 300.000 con chuột hay khoảng 80 người.

ếch mũ sắt
Ếch mũ sắt Bruno mang độc tố gấp 25 lần nhiều loài rắn độc thông thường. Ảnh Sci-news

Đầu của Ếch xanh được bao phủ bởi rất nhiều gai nhọn, mang nọc độc chết người. Chúng thường lợi dụng sức bật, húc đầu đầy gai nhọn với độc tố mạnh vào đối thủ. 

"Cũng chưa biết rõ một con ếch của loài này sản xuất bao nhiêu độc tố nhưng chỉ có một số lượng nhỏ được chuyến vào vết thương của con mồi thông qua các gai trên đầu. Chúng tôi đã kiểm tra điều này bằng cách để gai của một con ếch đâm vào tay. Phát hiện mới này rất quan trọng cho sự hiểu biết về sinh học của loài lưỡng cư và những cách đối phó của chúng với kẻ săn mồi trong tự nhiên", nhóm nghiên cứu cho biết.

Vietq, 08/08/2015
Đăng ngày 09/08/2015
Bích Phượng
Khoa học

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 10:57 26/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ mô hình canh tác tôm lúa

Mô hình canh tác tôm-lúa được người dân vùng ven biển ĐBSCL sáng tạo ra, sản xuất ra tôm và lúa sạch. Trong quá trình luân canh tôm-lúa trên cùng một thửa ruộng, người dân đã liên tục xen canh một số loài thủy sản như cua, cá đối; tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cho lợi nhuận cao khoảng 200 triệu đồng/ha/vụ. Diện tích nuôi tôm - lúa ở ĐBSCL dự kiến ​​tăng lên 250.000 ha vào năm 2030, sản lượng tôm thương phẩm đạt 125.000-150.000 tấn.

Tôm càng xanh
• 10:02 05/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 10:02 05/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:02 05/12/2024

Cá sú mì: Một loài cá mang màu sắc của đại dương

Cá sú mì là một trong số ít những loài cá hiếm hoi có màu sắc tương đồng với màu của đại dương. Tuy nhiên, chính ngoại hình xinh đẹp kết hợp với hương vị độc đáo đã khiến tình trạng săn bắt trái phép loài cá này diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Cá sú mì
• 10:02 05/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 10:02 05/12/2024
Some text some message..