Làng cá Sông Ðốc (Cà Mau) làm giàu từ nghề biển

Thị trấn Sông Ðốc (Trần Văn Thời, Cà Mau) những ngày cận Tết, trúng mùa, sản phẩm bán được giá, ngư dân ngập tràn niềm vui. Ði dọc dài phố chợ của thị trấn, trên bến dưới thuyền tất bật lo "hậu cần" cho những con tàu chuẩn bị ra khơi, bám biển với nguyện ước một chuyến thuận buồm xuôi gió, trúng đậm mùa vụ.

cá về cảng sông đốc
Sản phẩm thu được sau mỗi chuyến đi biển thắng lợi.

Niềm vui trúng mùa

Cuối tháng 12-2012, cư dân làng cá Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) tràn đầy niềm vui khi thị trấn Sông Ðốc được Bộ xây dựng quyết định công nhận là đô thị loại bốn. Trở lại thị trấn Sông Ðốc những ngày đầu năm Quý Tỵ, chúng tôi cảm nhận và sẻ chia cùng ngư dân ở đây với niềm lạc quan hơn, khi trúng đậm vụ khai thác biển, trúng giá tiêu thụ sản phẩm vào dịp Tết này.

Ông Trần Minh Ðặng ở khóm 7, thị trấn Sông Ðốc, chia sẻ: Gia đình ông có hai tàu hành nghề câu mực, mỗi tàu có công suất 130 CV. Với mỗi chuyến đi biển từ 15 đến 20 ngày, từ đầu năm 2013 đến nay, ông Ðặng đã thu lãi gần 200 triệu đồng sau khi trừ tất cả các chi phí. Trúng mùa, sản phẩm bán được giá, năm vừa qua, ông Ðặng đầu tư gần một tỷ đồng đóng mới phương tiện có công suất 130 CV để tiếp tục hành nghề. Những đoàn tàu đầy cá tôm rẽ sóng vào bờ mang theo niềm vui của ngư dân sau những ngày lênh đênh trên biển. Không giấu được niềm vui khi đoàn tàu gồm ba chiếc của mình đầy ắp tôm cá, ông Trần Văn Ðáng, khóm 3, thị trấn Sông Ðốc phấn khởi khoe: Ðoàn tàu của ông hơn tháng nay liên tiếp trúng đậm hơn 30 tấn cá, tôm, trừ chi phí, ông thu lãi hàng trăm triệu đồng. Ðáng mừng là không chỉ trúng mùa, khi tàu vừa vào bờ là thương lái đã có mặt thu mua hết ngay sản phẩm, không xảy ra tình trạng thương lái chèn ép giá như trước. Trúng mùa khai thác, chủ tàu và ngư dân cùng sẻ chia niềm vui và đón Tết sung túc hơn. Ngư dân Nguyễn Văn Bình cho biết: Trong những chuyến đi biển vừa qua, bình quân mỗi thuyền viên trên tàu được nhận từ 10 đến 15 triệu đồng. Trong niềm vui trúng mùa, ngư dân thị trấn Sông Ðốc đón Tết Quý Tỵ an lành và sung túc hơn.

Trưởng Ban nhân dân khóm 7, thị trấn Sông Ðốc Ðào Thanh Khởi cho biết: Khóm 7 có hơn 70 phương tiện khai thác biển, chủ yếu làm nghề câu mực. Liên tiếp từ đầu năm đến nay, ngư dân ở đây trúng mùa; bình quân thu lãi từ 70 đến 80 triệu/phương tiện/chuyến biển. Theo kinh nghiệm của nhiều ngư dân, thường là vào dịp cận và sau Tết Nguyên đán, vùng biển tây nam lặng sóng là mùa hội tụ của các loài tôm, cá... Tranh thủ thời vụ này, nhiều ngư dân ở đây dồn sức ngay từ đầu năm để sản xuất, khai thác với những chuyến đi biển ăn chắc, trúng đậm. Phấn khởi nhất là từ năm 2012 đến nay, giá sản phẩm ở đây luôn duy trì ở mức cao, nhất là giá mực tươi từ 70 đến 80 nghìn đồng/kg; mực khô từ 400 đến 420 nghìn/kg. Ngày nay, việc nắm giá cả lên xuống hằng ngày ngay trên biển không phải là việc khó. Qua hệ thống thông tin liên lạc, hằng ngày các phương tiện được cập nhật, thông báo giá cả sản phẩm và theo đó có thể quyết định việc chế biến mực khô ngay trên tàu hoặc ướp muối dự trữ sản phẩm đưa vào bờ để bán được giá hơn.

Ra khơi bám biển

Trưởng Ban thủy sản thị trấn Sông Ðốc Ðoàn Thanh Mỹ cho biết: Toàn thị trấn hiện có gần 1.300 tàu, trong đó hơn 800 phương tiện công suất lớn đủ khả năng hoạt động khai thác dài ngày trên biển. Những ngày cận Tết Nguyên đán này đã có hơn 85% số tàu ra khơi bám biển hoạt động sản xuất khai thác. Người lao động đi biển không được nghỉ trong dịp Tết đã được các chủ phương tiện chăm lo về quà, tiền công, tiền thưởng. Hiện nay, ở thị trấn Sông Ðốc có gần 60 tàu chuyên làm nghề dịch vụ hậu cận phục vụ cho các tàu trong thời gian hoạt động khai thác vài ngày trên biển, nhất là số tàu hoạt động 4-5 tháng liền trên biển mà không vào bờ. Tàu dịch vụ có thể cung cấp ngư lưới cụ, xăng dầu, lương thực, thực phẩm, nước đá muôí ướp và thu mua sản phẩm ngay trên biển hoặc hợp đồng vận chuyển thuê theo yêu cầu của các chủ tàu cá ở đất liền, nhất là số tàu bám biển và đón Tết Quý Tỵ trên biển. Cách làm này đã giúp số đông ngư dân Sông Ðốc tiết kiệm xăng, dầu... giảm chi phí đáng kể trong quá trình khai thác đánh bắt, giúp bám biển dài ngày và khai thác hiệu quả hơn; giữ vững được sản xuất ổn định. Mặt khác, do ưu đãi của thiên nhiên nên những tháng cuối năm 2012 và đầu năm 2013, sản lượng khai thác đạt rất cao, tăng gấp 3-4 lần so với trước, từ đó tạo được niềm tin cho bà con phấn khởi yêu nghề, bám biển dài ngày.

Thị trấn Sông Ðốc nằm ở vùng biển tây thuộc huyện Trần Văn Thời, Cà Mau. Ở đây, vào dịp hết con nước khai biển bình quân có từ 1 đến 1,5 nghìn tàu của các địa phương ngoài tỉnh vào cập bến. Bí thư Ðảng ủy thị trấn Sông Ðốc Trần Quốc Văn, nêu một vài con số khá ấn tượng: Năm 2012, thị trấn Sông Ðốc đạt sản lượng khai thác thủy sản gần 119 nghìn tấn, tăng hơn 20 nghìn tấn so với năm 2011. Ðể đạt được mục tiêu này, Sông Ðốc đã chú trọng việc tổ chức lại cơ cấu sản xuất nghề biển, trước hết giảm dần tình trạng khai thác ven bờ làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, hiệu quả kém; khuyến khích ngư dân bám biển, đẩy mạnh sản xuất, khai thác xa bờ gắn với cơ cấu phát triển các nghề chính như lưới bao, lưới dây, câu mực. Theo tính toán của nhiều ngư dân, hiện nay bình quân chi phí cho một chuyến biển tăng từ 30 đến 40%; nhưng bù lại ngư dân thị trấn Sông Ðốc đã khai thác liên tục trúng mùa, giá sản phẩm ổn định ở mức khá cao, cho nên nghề khai thác biển được duy trì, phát huy lợi thế tiềm năng kinh tế biển ở đây. Từ đó, kéo theo sự phát triển, mở mang nhanh chóng các ngành nghề sản xuất kinh doanh sửa chữa, đóng mới tàu thuyền, dịch vụ cung cấp ngư lưới cụ, xăng dầu, hình thành cụm kinh tế - kỹ thuật với các nhà máy chế biến tôm, bột cá xuất khẩu, sản xuất nước đá với quy mô, công suất lớn, thu hút và tạo việc làm ổn định cho đông đảo người dân, góp phần nâng cao vai trò dịch vụ hậu cần cho nghề khai thác hải sản xa bờ tại Cà Mau.

Năm 2012, được sự trợ giúp của cơ quan chức năng, Sông Ðốc đã mở hơn 20 lớp dạy và truyền nghề cho lao động là thuyền trưởng, máy trưởng; nghề khai thác biển; phòng tránh thiên tai... cho hơn 1.000 lao động đi biển. Tuy nhiên, ngư dân Sông Ðốc rất cần được sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước và các cơ quan quản lý, trước hết đối với những chủ phương tiện còn nhiều khó khăn về tổ chức lại sản xuất, đào tạo tay nghề cho thuyền trưởng, máy trưởng và thuyền viên nhằm đáp ứng yêu cầu khai thác xa bờ, vài ngày trên biển; nâng cao khả năng chủ động cảnh báo, phòng tránh thiên tai... Tổ chức các tổ, đội tàu liên kết vừa sản xuất, vừa tham gia gìn giữ, bảo đảm an ninh, chủ quyền tại vùng biển, đảo tây nam; tuyên truyền việc nâng cao ý thức chấp hành những quy định khi hoạt động trên biển, nhất là không vi phạm đánh bắt tại ngư trường của các nước vùng biển lân cận.

Chiều xuống dần trên cửa biển Sông Ðốc. Sắc Xuân đã đến sớm và mang theo vị mặn mòi của miền biển. Từng đoàn tàu đánh cá của ngư dân tất bật về bến, tàu rẽ sóng ra khơi, bám biển và làm giàu từ nghề biển.

Báo Nhân Dân
Đăng ngày 08/02/2013
Ngọc Quân
Đánh bắt

Cơ hội mới cho ngành khai thác thủy sản

Ngành khai thác thủy sản áp dụng linh hoạt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh để đảm bảo chuỗi cung ứng khai thác thủy sản an toàn, hiệu quả, đặc biệt bảo đảm an toàn dịch bệnh tối đa.

đánh bắt cá
• 13:16 22/10/2021

Ngư dân cô đơn

Gắn bó với biển khơi như cá với nước, ngư dân Nguyễn Khắc Thìn (ngụ xã Quỳnh Long, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) không ngờ có lúc phải chia tay nghề biển.

tàu cá nằm bờ
• 14:53 30/09/2021

Ngư dân phía Nam Hà Tĩnh được mùa cá cơm, ruốc biển

Khoảng 1 tuần nay, làng biển Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) rộn ràng hơn bởi những khoang thuyền đầy ắp cá cơm, ruốc biển (tép moi) nối đuôi nhau cập bờ.

phơi ruốc
• 17:16 21/09/2021

Thủy sản Việt Nam sẽ tổn thất khoảng 480 triệu USD/năm nếu mất thị trường EU

Thẻ vàng IUU của EC đã khiến cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này sụt giảm liên tục từ năm 2017 đến nay.

cá ngừ
• 17:02 10/08/2021

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 02:10 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 02:10 25/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 02:10 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 02:10 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 02:10 25/04/2024