Lão nông thu tiền triệu mỗi ngày từ nuôi ếch giống

Ông Ngô Trí Nghị ở xóm Thịnh Đồng, xã Giang Sơn Đông, huyện Đô Lương đã thực hiện thành công mô hình nuôi và nhân giống ếch; cho thu tiền triệu mỗi ngày.

Lão nông thu tiền triệu mỗi ngày từ nuôi ếch giống
Ếch sinh sản được ông Nghị chọn những con khỏe mạnh. Ảnh: Ngọc Phương

Trước đây, người ta biết đến ông Ngô Trí Nghị bằng cái tên Nghị cá gắn với cái nghề nuôi cá giống của ông. Nay ông lại được đổi tên thành Nghị ếch từ khi ông nuôi ếch sinh sản xuất bán trong và ngoài huyện; mua nhiều nên người ta quen miệng, gắn cho ông cái tên như vậy.

Năm 1993, ông Nghị nhận 1,5ha đất hoang hóa ở xóm Thịnh Đồng, xã Giang Sơn Đông (Đô Lương) để cải tạo làm ao nuôi cá thịt và cá giống. Nuôi cá giống phát đạt được 10 năm, ông đã bị trắng tay do "cơn lốc" phường hụi...

Ông Nghị kể: “Trước đây tôi nuôi cá, mỗi năm được 5 - 6 tấn cá giống, cứ bắt 1 yến cá bán là được 1 chỉ vàng; nghĩa là chắn lưới một góc ao là có 1 cây vàng. Sau cho vay phường hụi nên tôi mất hơn 3 tỷ đồng, không có nhân lực làm nữa, chuyển sang nuôi ếch đẻ. Nay cứ mỗi ngày lại kiếm được 1 triệu đồng từ bán ếch giống”.

Ông Nghị bắt đầu nuôi ếch từ năm 2004. Ban đầu ông lấy giống ếch Thái Lan nhưng nuôi không hiệu quả. Tự nghiên cứu, ông chuyển sang nuôi ếch sinh sản, ếch mẹ vẫn là ếch Thái Lan, nhưng ếch bố là ếch Việt Nam. Theo ông cho biết thì ếch đực giống nội rất khỏe mạnh.


Đến mùa sinh sản, các cặp ếch bố mẹ được ông Nghị nhốt riêng, tạo mưa nhân tạo giống như mưa rào để chúng sinh sản. Ảnh: Ngọc Phương

Phương án này của ông hiệu quả rõ rệt, trên các bờ ao, ông quây lưới cho nuôi ếch sinh sản, mỗi năm bán 3 vạn con giống cho người dân trong xã và các xã lân cận nuôi ếch lấy thịt.

Dần dần ông Nghị mở rộng việc nuôi ếch sinh sản. Năm 2017 ông xuất bán 17 vạn con; năm nay dự tính phải bán đến 30 vạn con ếch giống; giá đầu mùa từ tháng 4 là 1.200 đồng, đến cuối mùa (khoảng cuối tháng 7) khoảng 800 đồng/con.

Theo kinh nghiệm của ông Nghị, đầu tiên phải chọn ếch bố, mẹ khỏe làm giống, con đực hàng năm phải thay thế tránh đồng huyết... Mùa ếch sinh sản từ tháng 3 đến cuối tháng 7; chọn 10 cặp nhốt riêng. Muốn ếch đẻ phải tạo mưa nhân tạo bằng phun nước 3 lần vào lúc 3 giờ chiều, 7 giờ và 9 giờ tối; mỗi lần như vậy 15 phút.

Có mưa nhân tạo, ếch đẻ đến 5 giờ sáng hôm sau sẽ kết thúc. Khi ếch đẻ xong, phải bắt con bố mẹ ra để khỏi dẫm vào trứng; từ khi trứng đẻ, sau 24 tiếng sẽ nở thành con.


Ông Nghị đang kiểm tran ếch con đẻ được 10 ngày (thường gọi là nòng nọc); thức ăn cho ếch được ông Nghị chế biến tùy theo ngày tuổi. Ảnh: Ngọc Phương

Sau nở 3 ngày, ông Nghị thường luộc trứng gà lấy lòng đỏ bỏ và vải màn đánh nhuyễn cho ếch ăn, được 5 ngày thả ra lồng nuôi ở ao. Trong vòng 15 ngày đầu, ông Nghị lại chế một hỗn hợp thức ăn bằng bột mỳ, trứng sống, sữa bò đánh nhuyễn, đun chín, sau đó hòa vào nước cho ếch ăn. Sau đó cho ếch ăn cám nấu bình thường, đến 1 tháng có thể xuất bán.

Nhờ kỳ công từ khâu chọn giống, đến chăm sóc kỹ ngay khi ếch vừa nở, nên ếch giống của ông Nghị luôn khỏe mạnh; khách hàng từ các huyện Tân kỳ, Anh Sơn, Yên Thành, Nghĩa Đàn, Thanh Chương… đến đặt mua thường xuyên.


Ngoài nuôi ếch đẻ, dưới mặt nước ông Nghị còn có trên 3 tấn cá. Ảnh: Ngọc Phương

Ông Nghị nhẩm tính, cứ 1 vạn con ếch giống thu được khoảng 10 triệu đồng, với 30 vạn con, năm nay ông dự tính sẽ thu về 300 triệu đồng. Ngoài ra, ông còn tận dụng 1,5 ha mặt nước thả cá, mỗi năm kéo bán được khoảng 3 tấn.

Báo Nghệ An
Đăng ngày 25/05/2018
Ngọc Phương
Nuôi trồng

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Vệ sinh ao nuôi định kỳ

Luôn giữ môi trường ao nuôi sạch sẽ là yếu tố hàng đầu trong nuôi tôm công nghiệp. Việc ao nuôi sạch sẽ không đem đến các mầm bệnh gây hại cho tôm, cũng như giúp tôm có điều kiện phát triển ổn đinh, tăng trưởng nhanh chóng, đạt năng suất cao cho vụ nuôi. Dưới đây là một số công việc cần làm để vệ sinh ao nuôi định kỳ.

Vệ sinh ao nuôi
• 10:37 12/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 06:22 17/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 06:22 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:22 17/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 06:22 17/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:22 17/04/2024