Lấy cá bù lợn thời giá lợn 'đen tối'

Ở thôn Lâm Xuyên, xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) có hai anh em con chú con bác, cùng nuôi lợn, thả cá và cùng duy trì đàn lợn nái, lợn thương phẩm. Đó là Phạm Hồng Oanh và Phạm Văn Đức.

Lấy cá bù lợn thời giá lợn 'đen tối'
Cho cá ăn

Không chăn nuôi tại khu dân cư, hai anh Oanh, Đức đấu thầu thuê đất của xã, ra hẳn khu cách biệt, làm trang trại. Bắt đầu từ khi giá lợn đang cao, chấp nhận mua giống đắt để tăng đàn. Cuối cùng Phạm Hồng Oanh đã có hơn 50 đầu lợn, trong đó 5 đầu lợn nái. Phạm Văn Đức có 70 đầu lợn với 10 đầu lợn nái.

Ở thời điểm giá lợn thương phẩm cao, hai anh có xu hướng tăng đàn, đầu tư làm ăn lớn. Đến khi giá lợn “tụt dốc” thì dù không tăng đàn, cũng khó cầm cự ở mức “đẻ đâu nuôi đó”.

Hai anh cho biết thời gian qua, tính bình quân mỗi đầu lợn lỗ từ 2 - 2,5 triệu đồng. Trong thời kỳ lỗ, Phạm Hồng Oanh có lúc 80 đầu lợn trong chuồng. Phạm Văn Đức cũng có số lợn tương đương.

Vào những ngày cuối tháng 8/2017, khi chúng tôi đến khu trang trại của hai anh, chuồng trại của anh Oanh đã “co” lại mức dưới 50 đầu lợn. Của Phạm Văn Đức vẫn duy trì mức 70 đầu lợn. Mặc dù càng nuôi càng lỗ, hai anh vẫn có chủ trương không bỏ lợn. Để duy trì được trang trại, cả Oanh và Đức đều theo cách “lấy cá bù lợn”.

Khu trang trại của Phạm Hồng Oanh có diện tích trên 5 mẫu, khoảng 1,5ha (2,7 mẫu/ha) chủ yếu là diện tích mặt nước. Cả hai đều theo mô hình trên bờ là khu chăn nuôi, dưới hồ là khu chăn… cá. Hồ được thả nhiều loại cá thông dụng như rô phi, trôi, mè, trắm, chép, chim… Thức ăn cho cá gồm cỏ, ngô, đậu tương và thức ăn công nghiệp.

Phạm Văn Đức có diện tích thả rộng hơn. Hiện anh có hơn 13 mẫu (gần 5ha) cũng chủ yếu là mặt nước và cũng nuôi các loại cá kể trên. Hồ luôn được giữ nước sạch, có quạt thông khí trong trường hợp thời tiết thay đổi, để bảo đảm đủ ô-xy cho cá. Mỗi năm thu hoạch bình quân 2 lần. Có khi dùng lưới quây. Có khi tát cạn, vừa bắt gọn cá, vừa thay nước cho cá.

Những đợt thu hoạch, thường theo định kỳ. Nhưng cũng có khi theo thị trường. Khi cá được giá, thì “ưu tiên” thu hoạch sớm hơn. Do có kỹ thuật nuôi thả, nên những đợt thu hoạch, cá đều đạt tiêu chuẩn thương phẩm. Đặc biệt “đầu ra” rất ổn. Có bao nhiêu bán hết bấy nhiêu. Thương lái đến tận hồ để mua. Giá cá bình quân dao động từ 25.000 - 30.000 đồng/kg.

Theo Phạm Văn Đức, mỗi lần thu hoạch, được cỡ khoảng 14 – 15 tấn cá, với mức thu trên 350 triệu đồng. Tức là đạt mức trên 700 triệu đồng/năm. Như vậy trừ chi phí, trước mắt cá có thể bù cho lợn, để họ duy trì đàn lợn.

Giữ lợn, không hẳn là “chờ thời cơ” dù bây giờ, giá lợn đang rục rịch tăng, mà chủ yếu việc nuôi lợn, thả cá, như có sự liên quan mật thiết, gắn bó. Không vì cá mà bỏ lợn. Và cũng không vì lợn mà bỏ cá. Bởi vậy, trong khi các trang trại khác lao đao, có trang trại đang đứng trước nguy cơ “sập tiệm”, thì trang trại của hai anh Oanh, Đức vẫn tồn tại và thậm chí phát triển.

NNVN
Đăng ngày 01/09/2017
Nông thôn

Bình Định tổ chức gặp mặt ngư dân đầu xuân 2024

Chiều 23.2, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định tổ chức buổi gặp mặt 200 chủ tàu và ngư dân trên địa bàn triển khai kế hoạch khai thác hải sản năm 2024 và tuyên truyền động viên ngư dân kiên trì vươn khơi, bám biển khai thác hải sản đạt kết quả cao nhất.

Họp
• 11:12 04/03/2024

Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2023

Tình hình thời tiết trong năm 2023 tương đối thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản (NTTS).

Tôm thẻ
• 10:16 27/02/2024

Thả 57.400 con cá giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ

Nhằm tích cực tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ, sáng ngày 24.2 tại Nhà máy điện năng lượng mặt trời đầm Trà Ổ ở thôn Mỹ Phú Bắc xã Mỹ Lợi, UBND huyện Phù Mỹ tổ chức Lễ thả 57.400 con cá giống các loại gồm cá Trê lai, cá Trắm cỏ, cá rô đầu vuông, cá mè, cá trôi…

Thả giống
• 10:33 26/02/2024

Cận cảnh: Nuôi cá bằng... smartphone ở Vĩnh Phúc

Mấy năm gần đây, nhờ có sự hỗ trợ, hướng dẫn của các cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc, nhiều nông dân nuôi cá nước ngọt ở các xã, huyện trên địa bàn đã áp dụng phần mềm mới thông qua điện thoại thông minh (smartphone) để chăm sóc vật nuôi hiệu quả hơn.

Điện thoại
• 14:35 05/02/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 00:49 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 00:49 29/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 00:49 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 00:49 29/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 00:49 29/03/2024