“Lênh đênh” nghề nuôi cá bớp

“Ngày biển lặng đã đành, phải khi sóng to gió lớn, ngồi một chỗ còn khó, huống hồ đi lại để chăm sóc cá. Nhọc, nhưng năm nào cá bán được giá thì sống khỏe” - Chị Phan Thị Kim Sang, một trong những người đầu tiên đến đảo Hòn Chuối nuôi cá bớp chia sẻ.

“Lênh đênh” nghề nuôi cá bớp
Bè nuôi cá bớp trên đảo Hòn Chuối. Ảnh: Mai Hoàng

Đổi đời nhờ cá bớp

Đến đảo Hòn Chuối (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau), tôi thực sự bất ngờ khi được thưởng thức các món ăn từ cá bớp do cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Đồn Biên phòng Hòn Chuối chế biến. Miếng cá nạc, giòn thơm, vị ngọt tự nhiên không giống với món ăn nào khác. Đĩa lòng cá hấp dẫn với những miếng dạ dày giòn sần sật, trứng cá, gan cá thơm, mềm và không có mùi tanh. Thú vị hơn cả, khi các chiến sĩ cho biết, đây là sản phẩm cá bớp do người dân nuôi ở chính đảo Hòn Chuối. Không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng, cá bớp còn đang giúp nhiều hộ dân vốn ăn bữa nay lo bữa mai, vươn lên làm giàu.

Theo Thiếu tá Nguyễn Văn Hệ, Phó Đồn trưởng Đồn Biên phòng Hòn Chuối, năm 2010, một số hộ dân ở thị trấn Sông Đốc, thậm chí ở tận Kiên Giang đã ra đảo Hòn Chuối nuôi loài cá này. Không ngờ, vùng biển quanh đảo lại rất phù hợp với cá bớp. Cá lớn nhanh, ít dịch bệnh, chất lượng thịt cá thơm ngon đặc biệt. Từ đây, nhiều người dân ở đảo Hòn Chuối cũng học hỏi kinh nghiệm, làm hộc để nuôi cá. Một số người còn bỏ cả nghề đi biển để tập trung nuôi cá bớp. Có thời điểm, quanh đảo Hòn Chuối có hơn 50 hộ dân nuôi cá. Với thời gian nuôi khoảng 6 – 7 tháng, cá đạt trung bình 8-10kg thì xuất bán, mỗi hộc cá lời từ 30 – 50 triệu đồng.

Bị hấp dẫn bởi các món ăn chế biến từ cá bớp, lại nghe thông tin cá bớp đang có giá bán tới 160.000 đồng/kg mà không có để bán, nên sáng hôm sau, tôi háo hức theo chân CBCS Đồn Biên phòng Hòn Chuối đến với những bè nuôi cá bớp quanh đảo. Đón chúng tôi lên bè cá bằng nụ cười thân thiện, chị Phan Thị Kim Sang và chồng là anh Lê Văn Út, cho biết: “Vợ chồng tôi là một trong số hộ đầu tiên ra đảo Hòn Chuối nuôi cá. Đến nay, gia đình đã có 20 hộc cá”.

Theo cách tính của chị Sang, nếu trung bình mỗi hộc nuôi khoảng 200 con, thì nguyên tiền cá giống đã gần 30 triệu đồng/hộc. “Đợt vừa rồi, gia đình mua 1.500 con giống, với số tiền hơn 200 triệu đồng. Mang về đến bè, cá chết bớt, còn chưa đến 1.200 con”. Cũng theo chị Sang, sở dĩ, cá giống đắt như vậy bởi đây hoàn toàn là cá tự nhiên, được các ghe lớn đánh bắt ở vùng khơi mang về. Quá trình vận chuyển về đến đảo, một số con bị chết.

Vừa dẫn tôi đi xem những hộc cá nối dài, bên trong là vô số những con cá to bằng cổ tay, chị Sang vừa kể: “Cá bớp được nuôi hoàn toàn bằng cá cào, cá lưới bao, ngoài ra không cho ăn thêm bất kỳ thức ăn nào khác. Hiện, 1.500 con cá nhà tôi tiêu tốn 300kg thức ăn/ngày, tương đương 2 triệu đồng. Thời điểm gia đình nuôi nhiều nhất là 7.000 con, chi phí thức ăn hết mười mấy triệu đồng/ngày. Cái hay là cá bớp có thể nhịn ăn vài ngày vẫn sống khỏe”.

Năm 2017, khi cá bớp đạt giá cao nhất từ trước đến nay (160.000 đồng/kg), không ít hộ nuôi cá bớp ở Hòn Chuối bội thu hơn cả mong đợi. Ngoài những gia đình có thu nhập xấp xỉ tiền tỉ như gia đình anh chị Sang -  Út, các hộ khác như ông Tư Phương,  Kim Ngọc Tồn, Kim Ngọc Tuấn, Kim Ngọc Của... đều có thu nhập từ vài chục đến vài trăm triệu đồng.

Bám biển, trông cá, nuôi hi vọng

Có vượt biển đến với các bè cá, nghe người nuôi cá bớp kể chuyện mới hay, để có những lứa cá chất lượng, năng suất cao, người nuôi cá cực khổ trăm bề. “Sóng yên thì khỏe; sóng to thì cực, các hộc cá vì bị giật, mà di chuyển để chăm sóc cá gặp rất nhiều khó khăn” - Chị Sang chia sẻ trong lúc cố gắng giữ để tôi có thể đứng vững được trên các hộc cá liên tục tròng trành bởi sóng gió. Làm việc cách đất liền cả 3 giờ chạy tàu, cuộc sống của những người nuôi cá bớp ở Hòn Chuối gói gọn trên những con tàu, 24 giờ mỗi ngày là 24 giờ lênh đênh cùng sóng gió. Tổ ấm của họ chính là những con tàu với không chỉ chỗ ngủ, bếp nấu ăn, mà còn có cả ti vi, máy phát điện, dàn năng lượng mặt trời.

Từ thị trấn Sông Đốc, anh Võ Văn Phong ra đảo Hòn Chuối nuôi cá bớp đã được 6 năm. Một mình xoay xở với 6 hộc cá, vui buồn ra sao, anh đã nếm đủ. “Cá khỏe không sao, thi thoảng cá bệnh, lo muốn chết vì bao nhiêu vốn liếng đổ cả vào đây” – Anh cho hay. Minh chứng cho lời anh Phong nói là câu chuyện về hơn chục hộ dân vay tiền để nuôi cá bớp đúng năm bị ảnh hưởng từ vụ ô nhiễm môi trường ở Formosa Hà Tĩnh (năm 2016), cá bán không ai mua, người nuôi điêu đứng, nhiều hộ vay tiền để đầu tư nuôi cá phút chốc trắng tay.

Vẫn còn nhớ như in nỗi buồn của người nuôi cá bớp khi ấy, ông Tư Phương, Tổ trưởng Tổ tự quản ở đảo Hòn Chuối, cũng là một trong những người đầu tiên nuôi cá bớp ở đây cho hay: “Năm 2016, có đến hơn chục hộ thất bại vì nuôi cá bớp đã bỏ lại nhà cửa trên đảo để đi vào Bình Dương mưu sinh, kiếm tiền trả nợ. Năm nay, gia đình ông có 10 hộc cá, nhưng ông vẫn chưa thả cá giống hết. Vừa thả, vừa nghe ngóng xem sao”.

Ngồi trò chuyện cùng tôi trước cửa căn nhà dựng trên ghềnh đá, trong tiếng sóng xô, bọt tung trắng xóa..., ông Tư Phương trầm ngâm: “Những năm đầu nuôi cá bớp, người nuôi chỉ lo xoay xở tiền để đầu tư mà ít phải lo lắng về dịch bệnh, nhưng giờ đây, hiện tượng cá bị mù mắt, bỏ ăn, hay cá bị sứa cào lở da xảy ra ngày càng nhiều. Mới đây, người nuôi cá bớp ở Hòn Chuối đã “cầu cứu” Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau hỗ trợ, đưa các chuyên gia nuôi trồng thủy sản ra đảo khảo sát tìm nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục”. Theo ông Phương, rất có thể, tình trạng cá bị bệnh mù mắt là do nguồn nước bị ô nhiễm vì số lượng hộ nuôi cá tăng lên so với mấy năm trước, mật độ các bè cá cũng dày hơn. Bên cạnh đó, việc sứa biển bám vào các hộc nuôi cũng có thể là nguyên nhân khiến cá bị ghẻ lở, mù mắt.

Như nhiều công việc mưu sinh khác, việc nuôi cá bớp ở Hòn Chuối, nói theo cách của người dân nơi đây, cũng còn tùy hên-xui. Vậy nên, ngày lại ngày, những người nuôi cá bớp vẫn miệt mài chia sẻ cho nhau kinh nghiệm, chia cho nhau cả cân gạo, mớ rau trong ngày biển động, gom góp hi vọng về những lứa cá năng suất, được giá.

Báo Biên Phòng
Đăng ngày 13/03/2018
Mai Hoàng
Kinh tế

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 10:07 18/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 09:41 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 11:49 14/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 08:48 20/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 08:48 20/11/2024

Cá lồng đèn: Loài cá bé nhỏ thắp sáng một vùng đại dương

Dưới hàng trăm mét ở lòng biển tối tăm, một loài cá có kích thước “mi nhon” được đặt tên là cá lồng đèn. Loài cá này sở hữu khả năng kỳ diệu là điểm tô cơ thể bằng những ánh sáng màu xanh rực rỡ trong vùng nước sâu tối tăm của vùng biển chạng vạng.

Cá lồng đèn
• 08:48 20/11/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 08:48 20/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:48 20/11/2024
Some text some message..