Liên Hợp Quốc “tuyên chiến” với rác thải nhựa đại dương

Mỗi năm, hơn 8 triệu tấn rác thải nhựa trôi dạt ra đại dương, tương đương cứ mỗi phút có một xe tải rác thải nhựa đổ xuống biển. Rác thải nhựa đang ngày một trở thành mối đe dọa đối với sự sống của các loài sinh vật biển, ngành thủy sản và du lịch biển. Tổn thất đối với hệ sinh thái biển lên tới ít nhất 8 tỷ USD. Từ thực tế trên, Liên Hợp Quốc đã chính thức “tuyên chiến” với rác thải nhựa đại dương.

Liên Hợp Quốc “tuyên chiến” với rác thải nhựa đại dương
Liên Hợp Quốc “tuyên chiến” với rác thải nhựa đại dương

Đại dương giúp trả lời vấn đề nhức nhối nhất trong thế kỷ 21: làm thế nào để nuôi sống 9 tỷ người cho đến năm 2050. (Ảnh: FAO)
Ước tính, với tốc độ vứt bỏ các loại chai, túi, cốc nhựa sau một lần sử dụng như hiện nay thì đến năm 2025, lòng đại dương sẽ chứa nhiều rác nhựa hơn là cá. Khoảng 99% các loài chim biển có thể sẽ nuốt phải nhựa. Chưa kể, đại dương còn là nạn nhân của đánh bắt thủy sản quá mức, hiện tượng axit hóa và tăng nhiệt độ nước biển do biến đổi khí hậu.

Cũng vào hồi tháng hai tại New York, Liên Hợp Quốc đã tổ chức cuộc họp bàn kế hoạch cho Hội nghị về Đại dương diễn ra vào tháng 6 tới, với mục tiêu “bảo vệ và phục hồi đại dương trước những tác động do con người gây ra”. Bà Isabella Lövin, Phó thủ tướng Thụy Điển nhận định, Hội nghị này có thể là cơ hội ngàn năm có một để giải cứu đại dương trước các sức ép. Đây cũng chính là nguyện vọng của nhiều nhà khoa học, môi trường và các tổ chức xã hội dân sự. “Chúng ta không cần phải bổ sung hay thương thảo những điều khoản mới, chúng ta chỉ cần hành động để thực thi những gì đã cam kết,” bà nhấn mạnh.

Hội nghị về Đại dương sẽ diễn ra vào 5-9/06 tại trụ sở Liên Hợp Quốc (New York) và cuộc họp của Đại hội đồng Môi trường Liên Hợp Quốc vào tháng 12 tới tại Nairobi (Kenya) được kỳ vọng sẽ đưa ra nhiều tuyên bố mới.Cuối tháng hai vừa rồi, Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đã phát động một chiến dịch chưa từng có trên phạm vi toàn cầu. Chiến dịch mang tên CleanSeas (làm sạch biển) hướng tới mục tiêu loại bỏ những nguồn rác thải chính ra đại dương như vi hạt nhựa trong các loại mỹ phẩm và đồ nhựa dùng một lần cho tới năm 2022.

Chiến dịch được khởi động trong Hội nghị Thượng đỉnh Đại dương Thế giới tại Bali, kêu gọi chính phủ các nước thông qua chính sách cắt giảm sử dụng nhựa, vận động các ngành công nghiệp giảm thiểu đóng gói bao bì sản phẩm bằng nhựa và khuyến khích người tiêu dùng cắt giảm tối đa sử dụng các sản phẩm nhựa cũng như từ bỏ thói quen vứt rác bừa bãi trước khi gây tổn hại tới đại dương tới mức không thể phục hồi.

UNEP hy vọng sẽ tạo ra bước đột phá toàn diện từ thói quen, hành động, tiêu chuẩn cho đến chính sách toàn cầu nhằm giảm thiểu tối đa số lượng và tác động từ rác thải ra biển. Cho đến nay, đã có 10 quốc gia tham gia chiến dịch với những cam kết sâu rộng, bao gồm Bỉ, Costa Rica, Pháp, Grenada, Indonesia, Na Uy, Panama, Saint Lucia, Sierra Leone và Uruguay.

Cam kết loại bỏ rác thải nhựa

Indonesia cam kết giảm 70% lượng rác thải nhựa trên vùng biển nước này vào năm 2025. Trong khi đó, Costa Rica sẽ tăng cường các biện pháp nhằm giảm đáng kể các sản phẩm nhựa dùng một lần thông qua cải thiện quản lý và giáo dục về chất thải.

Tại Uruguay, chính phủ sẽ bắt đầu đánh thuế các túi nhựa dùng một lần vào cuối năm nay. Theo bà Eneida de León, Bộ trưởng Bộ Nhà đất, Quy hoạch vùng lãnh thổ và Môi trường Uruguay, nước này hy vọng sẽ cắt giảm sử dụng túi nhựa thông qua các quy định và giải pháp thay thế cho công nhân trong ngành xử lý rác thải, đồng thời kết hợp giáo dục ý thức về tác động tiêu cực của túi nhựa đến môi trường.

Ước tính, với tốc độ vứt bỏ các loại chai, túi, cốc nhựa sau một lần sử dụng như hiện nay thì đến năm 2025, lòng đại dương sẽ chứa nhiều rác nhựa hơn là cá. Khoảng 99% các loài chim biển có thể sẽ nuốt phải nhựa. Chưa kể, đại dương còn là nạn nhân của đánh bắt thủy sản quá mức, hiện tượng axit hóa và tăng nhiệt độ nước biển do biến đổi khí hậu.

Cũng vào hồi tháng hai tại New York, Liên Hợp Quốc đã tổ chức cuộc họp bàn kế hoạch cho Hội nghị về Đại dương diễn ra vào tháng 6 tới, với mục tiêu “bảo vệ và phục hồi đại dương trước những tác động do con người gây ra”. Bà Isabella Lövin, Phó thủ tướng Thụy Điển nhận định, Hội nghị này có thể là cơ hội ngàn năm có một để giải cứu đại dương trước các sức ép. Đây cũng chính là nguyện vọng của nhiều nhà khoa học, môi trường và các tổ chức xã hội dân sự. “Chúng ta không cần phải bổ sung hay thương thảo những điều khoản mới, chúng ta chỉ cần hành động để thực thi những gì đã cam kết,” bà nhấn mạnh.

Hội nghị về Đại dương sẽ diễn ra vào 5-9/06 tại trụ sở Liên Hợp Quốc (New York) và cuộc họp của Đại hội đồng Môi trường Liên Hợp Quốc vào tháng 12 tới tại Nairobi (Kenya) được kỳ vọng sẽ đưa ra nhiều tuyên bố mới.

Theo IPS News
Đăng ngày 23/04/2017
Nguyễn Sen
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 09:28 27/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 09:28 27/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 09:28 27/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:28 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 09:28 27/12/2024
Some text some message..