Liệu cá tra có giành thêm được thị phần từ cá rô phi tại thị trường Mỹ?

Chiến tranh thương mại lớn nhất trong lịch sử Mỹ - Trung đang thực sự “nóng” trên “diễn đàn” thương mại thủy sản toàn cầu. Nhiều cơ hội đang đem tới cho nhiều nguồn cung và nhiều “cái được - mất” cho hai “nhân vật chính” khi “tham chiến”.

Liệu cá tra có giành thêm được thị phần từ cá rô phi tại thị trường Mỹ?
Chế biến cá tra xuất khẩu. Ảnh: Internet

Còn với cá tra Việt Nam, các DN cũng đang nhen nhóm thêm hi vọng rằng có thể giành thêm thị phần từ cá thịt trắng (trong đó có sản phẩm cạnh tranh mạnh nhất là cá rô phi Trung Quốc) trên thị trường Mỹ không?

Theo một DN XK lớn cá tra, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung châm ngòi và leo thang, Mỹ áp đã quyết định áp thuế 10% đối với sản phẩm thủy sản NK từ Trung Quốc. Kể từ đó, doanh số cá rô phi Trung Quốc tại hệ thống siêu thị lớn của Mỹ đã giảm 20-30% so với trước. Tranh thủ cơ hội này, nhiều nguồn cung đã đẩy mạnh XK cá thịt trắng sang Mỹ để giành giật thị phần.


Trong khi Mỹ NK hầu hết cá rô phi tươi từ châu Mỹ Latinh, các sản phẩm đông lạnh từ nguồn cung Châu Á (trong đó có Trung Quốc) đã thu hút nhiều hơn vì chi phí thấp hơn. Sự có mặt của cá rô phi đến khắp nơi trên khắp các nhà hàng và ngành thủy hải sản của Mỹ trong thập kỷ vừa qua đã phát triển nhanh chóng. Và hiện tại khi chính quyền Trump đã nhắm mục tiêu vào thủy sản Trung Quốc khi áp thuế suất 10%, rất có thể ngành cá rô phi Trung Quốc tại Mỹ sẽ đến ngày kết thúc.

Theo thống kê của Cục Nghề cá biển Quốc gia (NMFS), năm 2017, cá rô phi đứng đầu cả về khối lượng (133,7 nghìn tấn) và giá trị (426,4 triệu USD) NK vào Mỹ trong năm 2017. Trong đó, cá rô phi Trung Quốc chiếm 75% lượng cá rô phi NK. Cá rô phi Trung Quốc cũng chi phối phần lớn thị phần cá thịt trắng NK của Mỹ trong nhiều năm qua. Năm 2017, cá rô phi Trung Quốc chiếm gần 45% tổng giá trị NK cá thịt trắng của Mỹ, trong khi cá tra, basa chỉ chiếm gần 25% tổng NK.

Nhưng sự sụt giảm tỷ trọng của cá rô phi tại thị trường Mỹ đang “thắp” niềm hi vọng cho các nhà cung cấp cá rô phi khác như: Indonesia, Đài Loan, Mexico hay Việt Nam. Và cũng giúp cho cá tra, basa Việt Nam củng cố thêm niềm tin giành thị phần từ cá rô phi Trung Quốc trong bối cảnh khó khăn về thuế chống bán phá giá và rào cản kỹ thuật Chương trình thanh tra cá da trơn tại Mỹ.

Theo số liệu mới nhất của ITC, 5 tháng đầu năm 2018, tổng giá trị NK cá rô phi của Mỹ đạt 264,6 triệu USD, trong khi đó, tổng giá trị NK cá tra, basa từ Việt Nam đạt 154,4 triệu USD. Nếu, mức thuế NK áp cao hơn cho hàng cá rô phi Trung Quốc, 6 tháng cuối năm nay nhiều khả năng cá tra, basa sẽ giành thêm thị phần từ nguồn cung này.

Ngược lại với một số ý kiến chủ quan và lạc quan khi đặt hi vọng vào chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ đem lại cơ hội cho cá tra, basa Việt Nam tại thị trường Mỹ, một số DN XK cá tra cho rằng, rào cản thương mại của Mỹ đang dựng lên cho các nguồn cung là như nhau và chỉ khác nhau về cách thức và “tên gọi”. Do vậy, các DN cần phải nhìn nhận vào thực tế thị trường, tranh thủ thời cơ nhưng cũng không quá kỳ vọng vào cuộc chiến tranh đó.

Tính đến hết tháng 6/2018, tổng giá trị XK cá tra sang thị trường Mỹ đạt 196,8 triệu USD, chiếm 19,6% tổng XK cá tra và tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù, giá trị XK tăng so với cùng kỳ năm trước nhưng DN XK cá tra Việt Nam sang thị trường Mỹ vẫn còn đang chờ đợi thêm tín hiệu từ thị trường để có những bước đi trong thời gian tới.

VASEP
Đăng ngày 31/07/2018
Tạ Hà
Thế giới

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Ngư dân Alaska nín thở chờ đợi mùa cua hoàng đế 2024

Ngư dân Alaska đang hồi hộp chờ đợi mùa cua hoàng đế năm 2024 với nhiều lo lắng và kỳ vọng. Sau hai năm liên tiếp bị cấm đánh bắt vì lượng cua hoàng đế suy giảm nghiêm trọng, năm 2023 đã mở cửa trở lại, mang đến những tín hiệu tích cực.

Cua
• 09:46 08/10/2024

Sách Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản: Giảm ngay 15% cho 50 khách hàng đầu tiên

Ngành thủy sản hiện nay đang không ngừng phát triển và đổi mới, nhưng một trong những yếu tố cốt lõi giúp các nhà chuyên môn, kỹ thuật viên và sinh viên ngành thủy sản nâng cao kiến thức chính là sở hữu tài liệu chuyên sâu, đáng tin cậy. Hiểu được điều đó, quyển sách "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản" - một tác phẩm được đánh giá cao bởi các chuyên gia đầu ngành, nay đã chính thức tái bản, đáp ứng nhu cầu học tập và ứng dụng thực tiễn trong công việc.

Đặt hàng trước giảm 15%
• 06:41 19/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 06:41 19/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 06:41 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 06:41 19/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 06:41 19/11/2024
Some text some message..