Loại bỏ địch hại trên hàu và vẹm xanh bằng Axit axetic

Sử dụng axit axetic (AcOH) để loại bỏ địch hại trên các đối tượng nuôi hai mảnh vỏ phổ biến là vẹm xanh và hàu.

Nuôi hàu lồng bè
Sử dụng axit axetic đúng nồng độ để loại bỏ địch hại và bám bẩn sinh học trên hàu.

Địch hại biển đã đe dọa đến năng suất, lợi nhuận của các hoạt động nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Các sinh vật tạo màng sinh học không mong muốn phát triển mạnh trong nhiều hệ thống nuôi trồng nhuyễn thể hai mảnh vỏ, do đó cạnh tranh thức ăn hoặc không gian cũng như làm hỏng bề mặt bám, thay đổi môi trường phát triển, tăng lực cản đối động vật hai mảnh vỏ. 

Nghiên cứu này, sử dụng vẹm xanh và hàu để đánh giá tác dụng xử lý địch hại của axit axetic. Đối với vẹm xanh, các địch hại tạo màng sinh học liên kết chặt chẽ, và tạo sinh khối lớn, đây là nguyên nhân gây thất thoát ở giai đoạn spat (70 - 100%). Bám bẩn sinh học cũng là một vấn đề đối với việc nuôi hàu trên giá thể ở các bãi triều. Chúng làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của hàu, nặng hơn là gây chết ở hàu trưởng thành. Ngoài ra, các động vật không xương sống như giun dẹp, có thể đạt mật độ cao ở các trang trại hàu và chúng ăn các mô mềm của hàu. 

giá thể hàu
Bám bẩn sinh học cũng là một vấn đề đối với việc nuôi hàu trên giá thể ở các bãi triều.

Nghiên cứu này đã chứng minh, ngâm axit axetic là một phương pháp để kiểm soát sinh vật tạo màng sinh học và các loài gây hại trong nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Vì hiệu quả sử dụng tương tự như giấm, nên axit axetic được coi là an toàn cho môi trường và người sử dụng. Kết quả trong phòng thí nghiệm cho thấy vẹm xanh tương đối nhạy cảm với axit axetic hơn so với hàu. Tỷ lệ sống sót của vẹm xanh kích thước 8-10 mm và 12-15 mm giảm đáng kể đối với nồng độ axit axetic 4% (còn 38 ± 30%) và 8% ( còn 35 ± 26%) so với đối chứng 100%.

Thí nghiệm trên thực địa, cho thấy những tác động tích cực của việc sử dụng axit axetic đối với hoạt động sản xuất nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Những tác động này phụ thuộc vào nồng độ sử dụng axit axetic, thời gian ngâm và tiếp xúc với không khí sau đó. Fitridge và cộng sự (2014) đã chỉ ra rằng tắm 2% axit axetic trong 30 giây có thể kiểm soát sinh vật gây hại mà không gây hại cho vẹm xanh nhưng 5% trong 60 giây dẫn đến tỷ lệ chết đáng kể của loài này.

Kết quả trong nghiên cứu này cũng cho thấy sử dụng 2% axit axetic trong 60 giây ít gây ảnh hưởng đến vẹm xanh ở giai đoạn đầu của quá trình nuôi (2-5 mm), khi sử dụng axit axetic để giảm thiểu sự cạnh tranh từ các loài gây hại tạo màng sinh học bám bẩn. Kích thước 8-10 mm đặc biệt quan trọng ở vẹm xanh vì ở kích thước này vẹm có tập tính định cư thứ cấp phức tạp, có thể dẫn đến số lượng lớn spat tách ra khỏi dây thừng và rơi vào nước. Khi sử dụng các biện pháp can thiệp có thể vô tình kích hoạt quá trình này, thí nghiệm đã chứng minh rằng axit axetic 2% trong 30 giây + 30 giây phơi khô bằng không khí không làm tăng sự di cư của vẹm xanh khỏi dây đang bám.

So với vẹm xanh, hàu có khả năng chống chịu cao với axit axetic trong phòng thí nghiệm. Khi sử dụng 8% axit axetic trong 60 giây với hai kích thước của hàu đều không quan sát thấy tỷ lệ tử vong. Hàu được biết đến là một trong những loài sinh vật biển có khả năng chịu đựng tốt nhất đối với các tác nhân gây căng thẳng sinh lý như nhiệt hoặc tiếp xúc với không khí kéo dài. Thử nghiệm thực địa cho thấy, việc ngâm trong axit axetic 4% trong 30 giây có hiệu quả cao đối với các cộng đồng tạo màng sinh học trên túi nuôi hàu, một lượng lớn động vật hình rêu (bryozoans) đã được loại bỏ hoàn toàn, không thấy hàu chết trong bất kỳ túi xử lý nào. 

địch hại trên hàu
(A) Túi nuôi hàu chưa sử dụng axit axetic, (B) Túi đã ngâm axit axetic 4% trong 30 giây: bám bẩn là phần trầm tích hoặc tàn dư của quá trình phân hủy.  

Địch hại giun dẹp trong nuôi hàu thấp hơn nhiều khi sử dụng 1% axit axetic trong 30 giây hoặc 2% axit axetic trong 1 giây với liều này đủ để gây chết giun dẹp 100%. Tính nhạy cảm cao của giun dẹp đối với axit axetic có lẽ là do cơ thể mỏng, mềm và diện tích bề mặt tương đối lớn nên dễ tiếp xúc với hóa chất. Do đó, có thể sử dụng axit axetic  để tiêu diệt địch hại giun dẹp với liều thích hợp  mà không làm chết hàu. 

Nồng độ axit axetic sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tương tự như giấm vì vậy ít gây rủi ro cho người sử dụng hoặc môi trường. Dù vậy, bạn cũng nên sử dụng đồ bảo hộ để bảo vệ tay và mắt khi sử dụng. Các hệ thống nuôi vẹm xanh và hàu hầu như chỉ được làm bằng polyethylene, có khả năng kháng hóa chất cao, nhưng các hệ thống nuôi trồng thủy sản khác sử dụng các vật liệu như sợi tự nhiên có thể bị hư hỏng hoặc suy yếu bởi axit axetic.

Cuối cùng, quyết định áp dụng các phương pháp nào của nông dân sẽ dựa trên mối quan hệ chi phí - thuận lợi. Việc sử dụng axit axetic, đã giúp giảm được các chi phí vệ sinh cơ sở nuôi. Lợi ích chính của axit axetic là giảm quần thể địch hại do đó sẽ tăng số lượng, trọng lượng của vật nuôi vào cuối vụ thu hoạch. Việc sử dụng axit axetic đã tăng sản lượng hàu cũng như vẹm bằng cách giảm thiểu sự cạnh tranh thức ăn, không gian sống thông qua tiêu diệt các địch hại. Kết quả nghiên cứu này cho thấy nồng độ 2% axit axetic trong 60 giây đối với vẹm xanh và 4% axit axetic trong 30 giây đối với hàu đã loại bỏ tất cả cặn sinh học và có thể được coi là an toàn sinh học.

Acetic acid immersion – A reactive pest treatment for bivalve aquaculture by Patrick L.Cahill, Javier Atalah, Shaun Cunningham, Andrew Day, Lauren Fletcher, Paul South, Barrie Forrest, Grant Hopkins.

Đăng ngày 24/12/2020
Sương Phạm
Kỹ thuật

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Một số kỹ thuật chọn và thả tôm giống

Trong nuôi tôm việc chọn và thả giống là một kỹ thuật hết sức quan trọng, có thể quyết định tới thành bại của vụ nuôi. Khi chọn tôm giống, người nuôi cần nắm thông tin về nguồn gốc bố mẹ của con giống, quy trình nuôi và các loại thức ăn đã sử dụng để đảm bảo chúng là những con giống chất lượng, khỏe mạnh, có khả năng sống tốt.

Thả giống
• 10:12 28/10/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 08:37 06/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:37 06/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 08:37 06/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 08:37 06/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 08:37 06/11/2024
Some text some message..