Loại cá cảnh đắt nhất thế giới, có con gần 10 tỷ đồng gây tò mò

Cá rồng bạch kim được mệnh danh là loại cá cảnh đắt nhất thế giới, có con gần 10 tỷ đồng. Loại cá này đắt đỏ vì chúng là một trong những loài cá quý hiếm, có hình dáng và thần thái sang trọng, quý phái khác biệt.

Cá rồng bạch kim
Cá rồng bạch kim là loài cá đắt nhất thế giới. Ảnh: Aquarium Base

Cá rồng thuộc họ cá xương nước ngọt, có tên khoa học Osteoglossidae. Loài cá này có nguồn gốc chủ yếu từ châu Á, nhưng có thể được tìm thấy ở cả Nam Mỹ và Australia.

Đây là loài cá có kích thước lớn, chiều dài có thể tới 90cm và trọng lượng hơn 7kg khi trưởng thành. Cá rồng có hình dáng và thần thái sang trọng, quý phái khác biệt với các loại cá khác. Cá rồng hấp dẫn bởi có bộ vảy lớn, óng ánh màu sắc như vảy vàng; môi dưới có hai râu dài hệt như râu rồng...

Loại cá này có thân hình thuôn dài, dáng bơi luôn khoan thai, mềm mại như “long chầu”. Nhưng khi cần săn mồi, nó vô cùng mạnh mẽ, quyết liệt tựa “hổ phục”. Bởi thế, giới chơi cá cảnh các nước châu Á như Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia,... và Việt Nam đều tôn vinh cá rồng là “ông hoàng” của các loài cá cảnh.

Được mệnh danh là “đế vương” trong thế giới cá cảnh, cá rồng khiến bất cứ dân chơi nào trót mê phải bỏ ra không ít tiền bạc, công sức, thời gian để chăm sóc, duy trì vẻ đẹp của nó. Giá mỗi con cá lên đến cả nghìn USD, cộng với chi phí bể nuôi, thức ăn,... 

Để săn được cá rồng độc và lạ, nhiều người đã bỏ công sức sang tận Indonesia, Malaysia - được coi là đại bản doanh với những trại cá lớn. Mỗi con cá rồng nhập về đều được gắn một con chip điện tử và giấy chứng nhận như giấy khai sinh. Nhờ đó, người nuôi có thể biết được nguồn gốc, xuất xứ của cá.

Sở hữu một con cá rồng đẹp đã khó nhưng để chăm sóc và nuôi dưỡng loại cá "vua" này cũng kỳ công không kém.

Trong việc nuôi cá rồng, bể nuôi phải dài từ 1,5m trở lên để cá có thể phát triển bình thường. Cần trang bị máy đo độ PH, máy tạo khí, máy sưởi để nhiệt độ trong bể nước luôn đảm bảo ở mức 28-30 độ C.

Nguồn nước nuôi cá cũng phải được chuẩn bị chu đáo và kỹ lưỡng để đảm bảo môi trường cho cá sống khoẻ, không bị nhiễm bệnh. Những loại máy móc này kéo theo một khoản lớn tiền điện mỗi tháng.

Thức ăn cho cá rồng cũng rất đặc biệt, bao gồm các loài động vật sống như: rết, chuột bao tử, gián, thạch sùng, tôm,... Nguồn thức ăn cho cá cần bổ dưỡng và đảm bảo sạch, ngoài ra còn phải thường xuyên tìm kiếm thức ăn mới thay thế.

Nhiều khi, chủ nhân cắt cả những miếng thịt bò tươi sống cho cá ăn. Nhiều loại mồi nhưng cho ăn cũng phải biết cách, bởi nếu cho ăn nhiều quá mà cá quá béo cũng không được. Nhưng cho ăn ít quá, cá yếu lại dễ bị bệnh.

Bên cạnh đó, kỹ thuật chăm sóc để cá rồng có thể “lên màu” đẹp là cả một bí quyết. Người chơi phải sử dụng một loại đèn trắng, chiếu sáng bể cả ngày lẫn đêm để kích thích cá “lên màu”.

Tuy chi phí nuôi rồng thuộc hàng đắt đỏ bậc nhất trong các loài cá cảnh và loài cá này cũng đòi hỏi sự cầu kì trong chọn lựa thức ăn, cách chăm sóc nhưng số lượng người nuôi cá rồng rất lớn. Có những hội chơi cá rồng lên tới cả nghìn thành viên.

Cá rồng rất đa dạng về màu sắc. Có thể kể đến cá rồng đỏ, cá rồng xanh, cá rồng đuôi vàng, cá rồng bạc, cá rồng đen và cá rồng ngọc trai Úc. Nhưng đắt nhất phải là loại cá rồng có màu sắc độc đáo và hiếm có như bạch kim (platinum) hay huyết long (super red).

Cá rồng bạch kim được đánh giá là một trong những loài cá hiếm nhất thế giới với số lượng rất hạn chế. Chúng cũng được bảo vệ theo đạo luật về các loài có nguy cơ tuyệt chủng năm 1973. Loại cá này là một dạng đột biến đặc biệt về màu sắc cơ thể, giống như dạng đột biến bạch tạng ở con người, khiến cho cơ thể chúng có màu trắng toát.

Giống như các loại cá rồng khác, cá rồng bạch kim cũng được coi là biểu tượng của sự may mắn, thịnh vượng. Màu trắng của loài cá này còn được cho là đem lại tài lộc và sự thăng tiến trong sự nghiệp.

Sự nổi tiếng của cá rồng bạch kim bắt đầu nhen nhóm vào năm 2007, khi một nhà lai tạo cá từ Singapore sẵn sàng bỏ ra một số tiền khổng lồ để mang loài cá này về bể cá của mình. Màu trắng muốt, ánh bạc lấp lánh của cá rồng bạch kim thực sự là màu sắc cực kỳ hiếm và có thể khiến bất cứ ai chiêm ngưỡng mê mẩn.

Cá rồng bạch kim đứng đầu danh sách các loại cá đắt nhất thế giới. Tùy kích thước, tuổi đời và cơ thể "không tì vết" mà giá loại cá này dao động từ 10.000-80.000 USD/con (khoảng hơn 230 triệu đồng đến gần 1,9 tỷ đồng). Thậm chí, có người từng bỏ ra tới 400.000USD (khoảng gần 9,5 tỷ đồng) để sở hữu con cá cực kỳ quý hiếm này.

VietNam Net
Đăng ngày 03/07/2023
Hạnh Nguyên
Thế giới

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Ngư dân Alaska nín thở chờ đợi mùa cua hoàng đế 2024

Ngư dân Alaska đang hồi hộp chờ đợi mùa cua hoàng đế năm 2024 với nhiều lo lắng và kỳ vọng. Sau hai năm liên tiếp bị cấm đánh bắt vì lượng cua hoàng đế suy giảm nghiêm trọng, năm 2023 đã mở cửa trở lại, mang đến những tín hiệu tích cực.

Cua
• 09:46 08/10/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 06:34 20/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 06:34 20/11/2024

Cá lồng đèn: Loài cá bé nhỏ thắp sáng một vùng đại dương

Dưới hàng trăm mét ở lòng biển tối tăm, một loài cá có kích thước “mi nhon” được đặt tên là cá lồng đèn. Loài cá này sở hữu khả năng kỳ diệu là điểm tô cơ thể bằng những ánh sáng màu xanh rực rỡ trong vùng nước sâu tối tăm của vùng biển chạng vạng.

Cá lồng đèn
• 06:34 20/11/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 06:34 20/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:34 20/11/2024
Some text some message..