Loài mực khổng lồ Kraken có thật?

Đầu năm nay, kênh Khám Phá phát chương trình đầu tiên về một con mực khổng lồ được mệnh danh là “quái thú huyền thoại Kraken” sống trong môi trường tự nhiên. Vậy, con mực mà đoàn làm phim quay được là sản phẩm bất thường của thiên nhiên, hay thực sự tồn tại loài mực khổng lồ ở đại dương?

Một xác con mực khổng lồ được con người tìm thấy.
Một xác con mực khổng lồ được con người tìm thấy.

Từ thế kỷ 18, dân đi biển đã truyền tai nhau câu chuyện về nỗi kinh hoàng Kraken - con quái vật xúc tu khổng lồ chuyên đánh chìm tàu bè trên biển. Những cuộc chiến ác liệt xảy ra giữa nó và cá nhà táng đã được nhiều cuốn sách miêu tả như cuộc chiến giữa các hải thần. Người ta thường gọi nó với cái tên: “Quỷ đỏ”!

Kraken được miêu tả lần đầu tiên trong một bản viết tay cách đây khoảng 1.000 năm. Theo thần thoại Scandinavia, Kraken to đến nỗi thân nó trông như vài hòn đảo nhỏ. Những thủy thủ không để ý chèo thuyền về phía “đảo” và “đảo” há miệng nuốt gọn họ. Năm 1752, giám mục Scandinavia Eric Ludvigsen Pontopiddan xuất bản cuốn sách có nhan đề “Lịch sử tự nhiên của Nauy”, trong đó có một chương về quái vật biển. Ông miêu tả Kraken là “tròn, phẳng và nhiều xúc tu”. Tuy nhiên, đến năm 1857, lần đầu tiên nhà tự nhiên người Đan Mạch Japetus Steenstrup phát hiện ra một con mực dài tới 13m. Nó được đặt tên khoa học là Architeuthis dux.

Kể từ đó trở đi, giới nghiên cứu sinh vật học bắt đầu tìm hiểu họ sinh vật biển này, thế nhưng họ không tin rằng có tồn tại một loài mực có kích thước to lớn đến như vậy. Tuy nhiên, trong 10 năm trở lại đây, con người đã thu được trên 300 sản phẩm to dị thường của loài mực khổng lồ khi chúng tình cờ mắc lưới hoặc bị chết dạt vào bờ biển. Đa phần xác mực khổng lồ có trọng lượng khoảng 1 tấn và chiều dài khoảng 15m. Có con trọng lượng lên đến hàng chục tấn và đạt tới độ dài hơn 20m. Kỷ lục thuộc về xác con mực nặng gần 25 tấn vừa tìm được cách đây chưa lâu tại khu vực Tasmania. Do đó, không ít nhà khoa học cho rằng có thể tồn tại một số loài mực cùng họ với Architeuthis và chúng tồn tại ở khắp mọi nơi, trừ vùng biển quanh Bắc Cực. Tuy nhiên, vẫn chưa có cơ sở khoa học nào có thể chứng thực nhận định này là đúng.

Tiến sĩ Andrzei Koronkievicz - chuyên gia sinh học và đại dương học Ba Lan, người đã 25 năm nghiên cứu về mực thẻ khổng lồ - lại nhận định mực khổng lồ chỉ là một sản phẩm dị thường được sinh ra từ sự biến đổi khí hậu của trái đất. Khí hậu ngày càng nóng dần, loài mực ngày càng có kích thước lớn hơn. Bình thường chúng sống ở vùng nước biển có nhiệt độ 7-100C. Thế nhưng một khi nước ấm lên, quá trình trao đổi chất trong cơ thể chúng sẽ tăng tốc khiến cho cảm giác đói bụng xuất hiện sớm hơn và thúc đẩy chúng ăn nhiều hơn bình thường.

Kết quả công trình nghiên cứu nhằm xác định tốc độ phát triển của cá mực do ông thực hiện cũng cho thấy: Trong điều kiện ngoài đại dương, nhiệt độ nước biển cứ tăng 1oC sẽ làm cho trọng lượng cá mực tăng gấp đôi. Để có chiều dài hơn 10m, mực thẻ chỉ cần khoảng 24 tháng! Mực cái mỗi năm đẻ một lần. Vào mùa sinh sản, trong điều kiện bình thường một con có thể đẻ đến vài ngàn trứng, buồng trứng có cấu tạo giống hình nải chuối, đường kính mỗi buồng lên tới 2m. Tuy vậy, cách giải thích này vẫn chưa thực sự thuyết phục.

Quái vật mực Kraken được mô tả trong truyền thuyết.

Quái vật mực Kraken được mô tả trong truyền thuyết.

Gần đây, một nhóm nhà khoa học đến từ 8 nước khác nhau trên thế giới đã cố gắng làm rõ về loại sinh vật biển kỳ bí này bằng cách phân tích gene. Họ thu gom các mẫu mô từ 43 con mực khổng lồ bắt được ở các vùng biển từ Floria, Mỹ tới Nam Phi và New Zealand. Họ sắp xếp các mẫu mô thành từng bộ với hệ ty lạp thể có chứa chất hóa học ATP và các enzyme liên quan đến các hoạt động chuyển hóa tế bào, vốn là một dạng thể nhỏ của DNA và nằm ngoài hệ gene chính. Các nhà khoa học khám phá ra rằng sự đa dạng gene của mực khổng lồ là cực kỳ thấp. Thậm chí, các con mực khổng lồ được bắt tại mọi nơi xa xôi của thế giới cũng chỉ khác nhau chưa đầy 1 trong 100 mã DNA, cho thấy gene giống loài của mực khổng lồ hạn hẹp nhất trong tất cả các loài sinh vật biển mà các nhà khoa học điều tra. Như vậy, nhiều khả năng còn tồn tại loài mực khổng lồ Architeuthis dux, song chỉ duy nhất một loài.

Tuy nhiên, khó có thể lý giải được hiện tượng tại sao giống loài này có thể sinh sống ở các vùng biển quá khác xa nhau trên thế giới. Phân tích hóa học trên xúc tu của loài mực này, các nhà khoa học phỏng đoán rằng chúng chỉ sinh sống ở một vùng biển nhất định. Song những sinh vật biển trẻ có thể vượt hàng chục nghìn kilômét biển dựa vào sức đẩy của các dòng hải lưu, vì vậy loài mực khổng lồ cũng có thể làm được như vậy. Rất có thể, trên đường di chuyển, những con mực nhỏ thuộc loài mực khổng lồ đã ăn những phiêu sinh vật và sinh vật nhỏ hơn mình cho đến khi chúng trở nên to lớn và không thể di chuyển, hoặc định cư tại các vùng nước nhiều dinh dưỡng ở dưới biển sâu.

Tuy nhiên, các nhà khoa học không thể lý giải được nguyên nhân tại sao loài mực này lại có mức độ đa dạng gene thấp như vậy. Theo phỏng đoán của các nhà khoa học, có thể loài vật này đã ngừng sinh sôi và những con mực mà con người bắt được chỉ là những con cuối cùng còn sót lại, hoặc có thể loài này sinh ra từ các sự kiện tự nhiên như thay đổi khí hậu hay giống loài đối thủ của chúng bị tiêu diệt...

Hiện vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn điều gì về loài vật bí hiểm này bởi các kết luận trên của các nhà khoa học Mỹ mới chỉ dựa vào việc phân tích hệ ty thể. Để hiểu rõ về tính đa dạng và tổ tiên của loài này, các nhà khoa học còn cần phân tích về hệ gene hạt nhân của chúng, nơi chứa phần lớn gene DNA. "Những sinh vật biển khổng lồ này vẫn là điều bí ẩn đối với các nhà khoa học" - nhà khoa học Craig McClain thuộc Trung tâm Tổng hợp tiến hóa quốc gia Mỹ bình luận. Ông Clain không tham gia vào nghiên cứu trên.

Lao động
Đăng ngày 08/05/2013
Khoa học

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 10:57 26/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:16 29/11/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 18:16 29/11/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 18:16 29/11/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 18:16 29/11/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 18:16 29/11/2024
Some text some message..