Loài sên biển có “của quý dùng một lần”

Loài sên biển đực độc đáo này có khả năng tự mọc lại "của quý" sau mỗi lần giao phối.

sên biển
Sên biển

Loài sên biển "có một không hai" kể trên có tên khoa học là Chromodoris reticulata, được các nhà khoa học Nhật Bản tìm thấy ở Thái Bình Dương.

Trưởng nhóm nghiên cứu Ayami Sekizawa của Đại học Thành phố Osaka, Nhật Bản cho biết, đây là sinh vật đầu tiên được phát hiện có khả năng lặp lại hành động giao hợp bằng cơ quan sinh dục "còn zin".

Nhà nghiên cứu Sekizawa và các cộng sự phát hiện loài sên đặc biệt trên khi lặn ở rạn san hô cạn gần Okinawa, Nhật Bản.

sên biển

Sên biển đực thường vứt bỏ cơ quan sinh dục cũ sau mỗi lần quan hệ, mọc lại cái mới và tiếp tục với "cuộc chơi mới" như chưa từng có chuyện gì xảy ra.

Các nhà nghiên cứu tạo bể thí nghiệm và theo dõi các cá thể sên biển giao phối.

Sên biển là động vật lưỡng tính, do đó mỗi sên biển đều đóng vai trò của cả con đực và con cái, tùy theo nhu cầu trong quá trình giao phối.

Trong quá trình theo dõi, các nhà khoa học nhận thấy sau khi giao phối, sên biển đực tách mình khỏi đối tác, bò đi với dương vật được kéo theo sau lưng. Khoảng 20 phút sau, dương vật đó tách rời ra.

Nhà nghiên cứu Sekizawa cho biết: "Chiều dài dương vật ở sên biển rụng mất 1/3 sau mỗi lần giao phối và cơ quan này sẽ lại mọc nguyên như mới".

Tuy nhiên, việc mất và mọc lại cơ quan sinh dục dường như không ngăn cản đời sống tình dục cực sung của sên biển. Các chuyên gia chứng kiến một cá thể thực hiện 3 lần giao phối chỉ cách nhau khoảng 24 giờ.

Sên biển đực được tìm thấy ở Thái Bình Dương là những sinh vật duy nhất có thể mọc lại bộ phận sinh dục.

Theo Kiến Thức/ National Geographic
Đăng ngày 18/02/2013
Sinh học

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Tảo Thalassiosira trong sản xuất giống tôm

Trong các loại thức ăn bổ sung, sử dụng vi tảo biển Thalassiosira làm thức ăn tươi sống cho ấu trùng zoea của tôm cua biển được xem là hiệu quả tốt nhất.

Tảo Thalassiosira
• 16:26 02/10/2024

Lầm tưởng về tôm SPF

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, khái niệm SPF (Specific Pathogen Free) đã trở nên quen thuộc, đặc biệt là khi nói đến tôm. Tuy nhiên, có nhiều lầm tưởng xoay quanh thuật ngữ này, gây hiểu lầm cho người nuôi tôm và ảnh hưởng đến quyết định quản lý và sản xuất. Dưới đây là một số lầm tưởng phổ biến về tôm SPF và sự thật đằng sau chúng.

Tôm thẻ
• 16:26 02/10/2024

Cá tra hao hụt giống 95%, nuôi thương phẩm 30 - 50%

Dự án thất thoát thực phẩm trong chuỗi giá trị cá cá tra (do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia và Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế đồng tài trợ) cho kết quả nghiên cứu bước đầu rất đáng quan tâm. Thông tin từ Tiến sỹ Nguyễn Văn Kiền và Kim Alexander của dự án.

Cá tra
• 16:26 02/10/2024

Triển khai các biện pháp để khắc phục khuyến cáo của Đoàn thanh tra EU về xuất khẩu thủy sản

Từ ngày 24/9/2024 đến ngày 17/10/2024, Đoàn thanh tra của Tổng vụ Sức khỏe và Bảo vệ người tiêu dùng, Ủy ban châu Âu (DG SANTE) sẽ tổ chức thanh tra Chương trình giám sát dư lượng thuốc thú y, thuốc trừ sâu và các chất ô nhiễm trong thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm tại Việt Nam để xuất khẩu vào EU.

Chế biến thủy sản
• 16:26 02/10/2024

Khác biệt và cách chăm sóc: Cá cảnh biển và cá cảnh nước ngọt

Nuôi cá cảnh hiện vẫn đang là một thú vui tao nhã, mang lại không chỉ niềm vui mà còn giúp cải thiện sức khỏe tinh thần, giảm stress. Dù là cá cảnh biển hay nước ngọt, mỗi loại đều có nét đẹp và yêu cầu chăm sóc riêng biệt. Và với nhu cầu nuôi cá cảnh biển và nước ngọt đang ngày càng tăng, người chơi cá cần nắm rõ sự khác biệt giữa hai loại cá này để chăm sóc chúng đúng cách.

cá cảnh
• 16:26 02/10/2024
Some text some message..