Loài sên biển tự "tái sinh" thế nào?

Các nhà khoa học Nhật phát hiện một số loài sên biển có khả năng tái tạo khó tin khi “mọc” lại tim và toàn bộ cơ thể sau khi “rụng” thân thể và chỉ sống với mỗi cái đầu.

Sên biển.
Sự tái sinh đến khó tin của loài Sên biển.

Hầu hết các trường hợp về khả năng tái tạo ở động vật xảy ra khi tay, chân hoặc đuôi của chúng bị mất. Nhưng những con sên biển này, thuộc một nhóm được gọi là Sacoglossans, có thể đưa khả năng tái tạo lên cấp độ tiếp theo thông qua việc mọc lại một cơ thể hoàn toàn mới chỉ từ đầu của chúng và dường như chúng tự tách đầu khỏi thân thể một cách có chủ đích.

Nếu điều đó còn chưa đủ kỳ lạ, đầu của chúng có thể tự động tồn tại trong nhiều tuần một phần nhờ vào khả năng quang hợp bất thường giống như ở thực vật, thứ mà chúng chiếm đoạt được từ thực phẩm của chúng là tảo.

Và nếu điều đó vẫn chưa đủ quái dị, cơ thể không đầu của chúng cũng có thể tiếp tục sống trong nhiều ngày hoặc thậm chí nhiều tháng.

“Chúng tôi tin rằng đây là hình thức tự chủ và tái tạo phi thường nhất trong tự nhiên”, tác giả chính Sayaka Mitoh, một nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Trường Đại học Nữ sinh Nara ở Nhật Bản, nói với Live Science.

Nhà sinh học Sayaka Mitoh tình cờ bắt gặp hành vi kỳ lạ này lần đầu tiên khi phát hiện phần đầu tách rời của một con sên biển sacoglossan (Elysia cf. marginata) đang bò quanh cơ thể nó trong một bình thí nghiệm vào năm 2018.

“Tôi đã nghĩ rằng con sên tội nghiệp sẽ chết sớm”, Mitoh chia sẻ. Nhưng thay vì chết, vết thương ở phía sau đầu của con sên nhanh chóng lành lại và dần thay thế bởi một cơ thể mới hoàn toàn.


Các bước tự tái sinh của sên biển được chụp lại.

Sau khoảng ba tuần, con sên đã hoàn thành quá trình tái tạo cơ thể và thay thế 80% cơ thể mà nó đã mất ban đầu, bao gồm tất cả các cơ quan quan trọng mà nó bị mất trong suốt thời gian trước đó. Cơ thể mới của con sên là một bản sao hoàn hảo của bản gốc vẫn còn đang sống.

Hiện vẫn chưa rõ chính xác cách loài sên tái tạo cơ thể từ đầu trở xuống nhưng các nhà nghiên cứu nghi ngờ tế bào gốc - tế bào chưa biệt hóa đặc biệt có khả năng biến thành bất kỳ loại tế bào nào - đóng một vai trò quan trọng.

Các nhà khoa học cũng không chắc chắn về cách sên biển tách đầu ra khỏi cơ thể của chúng như thế nào hay tại sao chúng làm vậy, đặc biệt là khi không có lý do rõ ràng nào để loại bỏ cơ thể cũ của chúng.

Giả thuyết hàng đầu cho rằng loài sên làm điều đó để loại bỏ các ký sinh trùng đã lây nhiễm vào bên trong cơ thể cũ của chúng. Tuy nhiên, hành vi đó cũng có thể chỉ là một cách để sống sót sau các cuộc tấn công từ những kẻ săn mồi bằng cách hy sinh cơ thể của chúng để trốn thoát và có thể đã được kích hoạt bởi một thứ gì khác trong phòng thí nghiệm, Mitoh nói.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, chỉ những con sên non mới có khả năng tự tách đầu và tái sinh. Khi những con sên già bị cắt bỏ đầu, phần đầu tiếp tục tồn tại đến 10 ngày nhưng chúng không bao giờ bắt đầu ăn và cũng không tái sinh. Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng đây có thể là giới hạn và sau một giai đoạn nhất định trong cuộc đời, sên có thể mất hoàn toàn khả năng này.

Mitoh cho biết, quá trình tái tạo đòi hỏi rất nhiều năng lượng, đây là thách thức lớn đối với một cái đầu nhỏ bé. Các loài sên biển được đề cập còn được cho rất độc đáo ở chỗ chúng kết hợp lục lạp từ tảo được ăn vào cơ thể, đây là một thói quen được gọi là kleptoplasty.

Nó cung cấp cho động vật khả năng cung cấp năng lượng cho cơ thể của chúng bằng cách quang hợp. Những nhà khoa học cho rằng khả năng này có thể giúp sên biển sống sót sau khi tự cắt bỏ một phần cơ thể đủ lâu để tái tạo cơ thể mới.

Môi trường 24h
Đăng ngày 09/04/2021
Theo Livescience/GDTĐ
Khoa học

Tảo Thalassiosira trong sản xuất giống tôm

Trong các loại thức ăn bổ sung, sử dụng vi tảo biển Thalassiosira làm thức ăn tươi sống cho ấu trùng zoea của tôm cua biển được xem là hiệu quả tốt nhất.

Tảo Thalassiosira
• 10:17 02/10/2024

Ứng dụng công nghệ nuôi tôm: Giải pháp giảm thiểu tác động của mưa bão và lũ lụt

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp tại Việt Nam, tuy nhiên, biến đổi khí hậu cùng với các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa bão và lũ lụt đang đặt ra nhiều thách thức lớn cho người nuôi tôm.

Ao nuôi tôm
• 10:49 20/09/2024

Nghiên cứu các quy định để giảm thiểu tình trạng kháng thuốc

Nhu cầu toàn cầu về sản phẩm thủy hải sản ngày càng tăng lên đã thúc đẩy sự phát triển đáng kể của hoạt động nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất thâm canh đã tạo ra những thách thức về sức khỏe cho vật nuôi, dẫn đến việc sử dụng kháng sinh bừa bãi để phòng ngừa và điều trị bệnh ở động vật thủy sản.

Kiểm kháng sinh
• 10:28 19/09/2024

Hệ thống AI cảnh báo sớm triệu chứng stress tôm nuôi

Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát triển một hệ thống thị giác máy tính dựa trên AI cho phép phát hiện và theo dõi sớm sự tăng trưởng, quy mô quần thể, tỷ lệ tử vong và căng thẳng ở tôm nuôi.

Hệ thống AI
• 10:10 18/09/2024

Tảo Thalassiosira trong sản xuất giống tôm

Trong các loại thức ăn bổ sung, sử dụng vi tảo biển Thalassiosira làm thức ăn tươi sống cho ấu trùng zoea của tôm cua biển được xem là hiệu quả tốt nhất.

Tảo Thalassiosira
• 16:27 02/10/2024

Lầm tưởng về tôm SPF

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, khái niệm SPF (Specific Pathogen Free) đã trở nên quen thuộc, đặc biệt là khi nói đến tôm. Tuy nhiên, có nhiều lầm tưởng xoay quanh thuật ngữ này, gây hiểu lầm cho người nuôi tôm và ảnh hưởng đến quyết định quản lý và sản xuất. Dưới đây là một số lầm tưởng phổ biến về tôm SPF và sự thật đằng sau chúng.

Tôm thẻ
• 16:27 02/10/2024

Cá tra hao hụt giống 95%, nuôi thương phẩm 30 - 50%

Dự án thất thoát thực phẩm trong chuỗi giá trị cá cá tra (do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia và Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế đồng tài trợ) cho kết quả nghiên cứu bước đầu rất đáng quan tâm. Thông tin từ Tiến sỹ Nguyễn Văn Kiền và Kim Alexander của dự án.

Cá tra
• 16:27 02/10/2024

Triển khai các biện pháp để khắc phục khuyến cáo của Đoàn thanh tra EU về xuất khẩu thủy sản

Từ ngày 24/9/2024 đến ngày 17/10/2024, Đoàn thanh tra của Tổng vụ Sức khỏe và Bảo vệ người tiêu dùng, Ủy ban châu Âu (DG SANTE) sẽ tổ chức thanh tra Chương trình giám sát dư lượng thuốc thú y, thuốc trừ sâu và các chất ô nhiễm trong thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm tại Việt Nam để xuất khẩu vào EU.

Chế biến thủy sản
• 16:27 02/10/2024

Khác biệt và cách chăm sóc: Cá cảnh biển và cá cảnh nước ngọt

Nuôi cá cảnh hiện vẫn đang là một thú vui tao nhã, mang lại không chỉ niềm vui mà còn giúp cải thiện sức khỏe tinh thần, giảm stress. Dù là cá cảnh biển hay nước ngọt, mỗi loại đều có nét đẹp và yêu cầu chăm sóc riêng biệt. Và với nhu cầu nuôi cá cảnh biển và nước ngọt đang ngày càng tăng, người chơi cá cần nắm rõ sự khác biệt giữa hai loại cá này để chăm sóc chúng đúng cách.

cá cảnh
• 16:27 02/10/2024
Some text some message..