Loài sò Saint-Jacques sở hữu 'kính viễn vọng đặc biệt'

Sò Saint-Jacques nướng là một trong những món ăn không thể thiếu trong mùa Noel tại Pháp. Tuy nhiên không phải ai cũng biết loài động vật biển thân mềm này sở hữu một hệ thống thị giác tinh vi.

Loài sò Saint-Jacques sở hữu 'kính viễn vọng đặc biệt'
Loài sò Saint-Jacques sở hữu 'kính viễn vọng đặc biệt'

Không phải ai cũng biết loài động vật biển thân mềm này sở hữu một hệ thống thị giác tinh vi có thể có đến 200 con mắt kích cỡ 1mm. Hệ thống thị giác này có chức năng như là một loại kính viễn vọng.

Theo nghiên cứu của Viện Khoa Học Weizmann tại Israel đăng tải mới đây trên tạp chí Khoa học, sò Saint-Jacques cũng như một số loài sinh vật sống sâu dưới đáy biển có một hệ thống gương để tạo ra hình ảnh phản chiếu từ ánh sáng và được lập trình để tiếp nhận sóng ánh sáng đi xuyên vào vùng nước mà chúng sinh sống.

sò, sò Saint-Jacques

Những chiếc gương này được hình thành từ vô số thủy tinh thể cực nhỏ có hình dạng 3 chiều phức tạp cho phép giảm thiểu quang sai ánh sáng và đưa ra những hình ảnh rõ nét.

Những chiếc gương này tạo ra những hình ảnh trên một màng võng mạc hai lớp từ những hình ảnh riêng biệt mà loài sò này thấy được trong phạm vi quan sát và cận biên.

Cấu tạo đó giúp sò Saint-Jacques có được tầm nhìn khoảng 250 độ so với mức 180 độ của mắt người.

Các nhà khoa học cũng nhận định mắt của loài sò này còn có một chiếc gương cầu lõm để phản chiếu ánh sáng.

Đây là một khám phá thú vị bởi “hệ thống gương được kết hợp từ nhiều hình khối trong vô số những con mắt của loài thân mềm này giống một cách đáng kinh ngạc với những lớp gương được phân đoạn trong kính viễn vọng phản xạ".

Phát hiện nói trên của các nhà khoa học Israel được kỳ vọng sẽ mở đường cho việc chế tạo các dụng cụ quang học mới, cũng như những ứng dụng mới về xử lý hình ảnh hay thiết bị cảm ứng.

TTXVN
Đăng ngày 07/12/2017
Viet Nam +
Sinh học

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 11:16 27/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 11:16 27/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 11:16 27/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 11:16 27/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 11:16 27/04/2024