Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
Tôm thẻ chân trắng có khả năng kháng bệnh cao, cho ra sản lượng lớn. Ảnh: Dân Việt

Khí hậu Việt Nam thuận lợi cho tôm thẻ

Nhờ vào điều kiện khí hậu thuận lợi, nhiều kênh rạch, ngòi chằng chịt, vô số cửa sông ra biển và cùng với đó là mặt nước lợ rộng lớn, Việt Nam có nhiều điều kiện lý tưởng cho hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng. Đặc biệt trong đó phải kể đến các khu vực ven biển và khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Tôm thẻ chân trắng có nhiều ưu điểm vượt trội

Ngoài ra, tôm thẻ chân trắng còn có những ưu điểm vượt trội khác mà các loài tôm khác không có, cụ thể:

- Phát triển nhanh, có khả năng tăng trọng khoảng 3g/tuần và có thể đạt tới trọng lượng 20g trong điều kiện nuôi thâm canh.

- Thích hợp với kiểu nuôi thâm canh mật độ cao, có thể lên đến 150 con/m2 trong ao nuôi và thậm chí cao hơn là 400 - 500 con/m2 trong hệ thống nuôi tuần hoàn.

- Tôm thẻ chân trắng chịu được độ mặn từ 0.5 cho đến 45 ppt, tuy nhiên, độ mặn thích hợp nhất cho chúng là từ 7 - 34 ppt, với điểm tốt nhất ở độ mặn thấp khoảng 10 đến 15 ppt.

- Bên cạnh đó, tôm thẻ chân trắng có khả năng chịu nhiệt độ thấp (dưới 15°C), cho phép người nông dân nuôi chúng trong mùa đông.

Tôm thẻ cần ít đạm trong thức ăn hơn so với tôm sú, giúp giảm chi phí nuôi và phù hợp với các hệ thống nuôi khép kín hoặc dị dưỡng. Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) của chúng cũng tốt hơn, khoảng từ 1.2 đến 1.0. Đối với việc nuôi trồng, Việt Nam hiện đã có sẵn nguồn giống bố mẹ (SPF) để sản xuất ấu trùng không bị nhiễm bệnh chất lượng cao.

So với tôm sú, tôm thẻ có sức kháng bệnh cao hơn, có sức thích nghi với với những thay đổi bất lợi của môi trường nuôi, có khả năng sống tốt hơn trong các hình thức nuôi thâm canh mật độ cao hoặc các mô hình nuôi thử nghiệm công nghệ mới.

Công nghệ nuôi mới giúp tăng năng suất tôm thẻ

Ao tômMô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao. Ảnh: Tép Bạc

Các công nghệ được ứng dụng thành công như: Semi-Biofloc; nuôi tôm thẻ chân trắng bằng bể lót bạt nhà màng không thay nước, vi sinh quản lý môi trường nước nuôi; nuôi tôm thẻ chân trắng theo VietGAP,… đã giúp cho chất lượng ao nuôi ngày càng tăng, từ đó sản lượng tôm thẻ chân trắng cũng tăng vượt trội.

Nhờ vào công nghệ cao, sản lượng lớn, cộng thêm khả năng thích nghi và lớn nhanh vượt trội mà loài tôm thẻ luôn là lựa chọn hàng đầu đối với nông dân trong mỗi mùa vụ. Phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng trong năm 2020 đã tăng vọt tại 14 tỉnh, thành ven biển. Riêng miền Trung khi áp dụng hình thức nuôi tôm thẻ trên cát với tổng diện tích gần 3.500 ha, sản lượng đạt hơn 41.4400 tấn.

Tôm thẻ mang lại giá trị kinh tế cực cao và là đối tượng xuất khẩu thuỷ sản chủ lực của Việt Nam nhờ sản lượng nuôi lớn, chất lượng tốt, thị trường có nhu cầu và giá thành ổn định. Sản lượng tôm thẻ chân trắng xuất khẩu được đánh giá là sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới nhờ các công nghệ và mô hình nuôi hiệu quả.

Đăng ngày 17/09/2023
Đình Hiệp @dinh-hiep
Kinh tế

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Xuất khẩu thủy sản khó hồi phục trước cuối năm 2023

Theo thống kê của Hải quan, XK thủy sản 5 tháng đầu năm nay thấp hơn 29% so với cùng kỳ năm ngoái chỉ đạt khoảng 3,4 tỷ USD. Riêng kim ngạch XK thủy sản tháng 5/2023 đạt trên 808 triệu USD, cao nhất từ đầu năm tới nay.

Chế biến tôm
• 17:07 21/06/2023

Việt Nam: Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc chưa có sự đột phá?

Nhu cầu nhập khẩu thủy sản, đặc biệt là tôm của Trung Quốc đang phục hồi mạnh mẽ sau khi mở cửa vào đầu năm 2023. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam có quyền kỳ vọng nhập khẩu thủy sản tăng trưởng tại thị trường “tỷ dân” này.

Sơ chế tôm
• 10:06 28/09/2023

Vượt qua rào cản, giữ vững mục tiêu tăng trưởng của ngành tôm

Nằm trong bối cảnh các thách thức chung của ngành thủy sản toàn cầu, ngoài những thách thức về sự suy giảm về đầu ra lẫn giá thành tôm nguyên liệu tăng cao,…Ngành tôm Việt Nam còn phải đối mặt với sự rủi ro của dịch bệnh luôn tiềm ẩn, đe dọa đến mục tiêu phát triển của ngành này.

Mô hình nuôi tôm
• 10:47 19/09/2023

Việt Nam trở thành thị trường nhập khẩu cá ngừ số 1 tại Mỹ

Hiện nay, Mỹ đang dẫn đầu thị trường nhập khẩu cá ngừ tại Việt Nam. Thông qua chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden, quan hệ ngoại giao của 2 nước được nâng lên mức Đối tác chiến lược toàn diện. Đây sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ Việt Nam.

Cá ngừ
• 12:08 16/09/2023

Nhìn nhận chặng đường vừa qua của ngành thủy sản trong năm 2023

Hiện nay, ngành thủy sản ở nước ta đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, song nếu có những kế hoạch, chiến lược đúng đắn và kịp thời, chúng ta sẽ hóa giải những khó khăn đó và biến chúng thành cơ hội.

Tàu thủy sản
• 12:06 11/09/2023

Bình Định đẩy mạnh tuyên truyền IUU bằng nhiều hình thức

Sáng ngày 25/9/2023, hơn 20 cán bộ, công chức các ban, ngành đoàn thể xã Cát Khánh, huyện Phù Cát ra quân tuyên truyền lưu động trên các tuyến đường trong xã và cảng cá Đề Gi về phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

Ngư dân
• 15:12 01/10/2023

Triển vọng cho thị trường tôm Việt Nam tại Australia năm 2023

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính chung 8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Úc đạt 197,67 triệu USD, giảm 20,16% so với cùng kỳ năm 2022.

Chế biến tôm
• 15:12 01/10/2023

Top 5 loài cá đắt nhất thế giới khiến bạn phải trầm trồ

Cũng giống với thế giới trên cạn, môi trường dưới nước cũng luôn chứa đựng nhiều loài sinh vật cả phong phú lẫn quý hiếm. Dưới đây, Tép Bạc sẽ đề cập đến top 5 loài cá đắt nhất thế giới. Với giá tiền được công khai trên mỗi loài, chắc chắn bạn sẽ trầm trồ.

Cá biển
• 15:12 01/10/2023

Top 10 loài cá nguy hiểm nhất thế giới

Đại dương bao la ẩn chứa hàng ngàn sinh vật đa dạng, độc đáo về màu sắc, kích thước khác nhau. Trong bài viết này, hãy cùng khám phá 10 loài cá nguy hiểm nhất trên hành tinh. Hãy cùng tìm hiểu về tên gọi, đặc điểm hình dáng và tính chất của những chú cá này nhé.

Cá biển
• 15:12 01/10/2023

Giải thích các khái niệm cơ bản trong nuôi tôm

Với việc nuôi tôm chủ yếu là từ kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm nuôi hay được bạn bè nuôi tôm chia sẻ thì có thể có những khái niệm đã được bà con nông dân truyền miệng nhau sử dụng nhưng có thể đã hiểu sai hoặc chưa hiểu rõ về nó.

Tôm giống
• 15:12 01/10/2023