Lọc nước bằng vi khuẩn

Một số loài vi khuẩn có thể giúp xử lý nước thải, làm sạch nước ăn...

màng vải
Chất mang là những màng vải được xếp trong từng ngăn lọc.

Xử lý chất hữu cơ, lọc nitơ

Thực hư chất lượng lọc nước cũng như khả năng lọc những loại chất bẩn hay hóa chất của các thiết bị, máy lọc nước, vật liệu lọc nước bán trên thị trường hiện vẫn chưa được thông tin rõ ràng đến người sử dụng. Trong khi đó, phương pháp lọc nước bằng công nghệ sinh học của các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam từ nhiều năm nay đã chứng tỏ khả năng xử lý tốt các chất hữu cơ, cũng như giúp lọc sạch nitơ (dạng amoniac, nitrit, nitrat) một chất gây ô nhiễm có trong nước giếng khoan. Nitơ cũng được khẳng định là chất có thể tương tác với một số thành phần chất trong cơ thể người để tạo thành các chất sinh ung thư.

TSKH Trần Văn Nhị, nguyên Trưởng phòng Quang sinh học, Viện Công nghệ sinh học cho biết, có nhiều cách để xử lý môi trường nước nhờ vi khuẩn (VK), vi sinh vật (VSV), ví dụ như các vi sinh vật sống lơ lửng trong nước có thể hoạt động chuyển hóa các chất bẩn thành chất không bẩn, chất độc thành chất không độc và làm sạch nước; cũng có những loài VK, VSV sống bám trên các "chất mang" - có thể là mặt gỗ, nhựa, sợi nilon hay bề mặt chất rắn sần sùi... tạo thành một lớp bề mặt tương đối dày. Khi cho nước chảy qua các chất mang này, VK, VSV sống bám trên đó sẽ hoạt động để chuyển hóa, lọc nước bẩn thành mước sạch, gọi là phương pháp lọc sinh học.

Nguyên tắc sống của tất cả các loài sinh vật là cần chất hữu cơ và năng lượng. Lợi dụng điều đó, phương pháp lọc sinh học chủ yếu được sử dụng để xử lý chất hữu cơ và lọc nitơ trong nước. Để xử lý chất hữu cơ, các nhà khoa học sử dụng VK, VSV ăn các chất hữu cơ, khi tác động với oxy trong nước, chúng sẽ tiêu hóa thức ăn và chuyển thành khí CO2. Trong quá trình hoạt động, các VSV sẽ luôn sinh ra những con mới và những con chết đi cũng sẽ bị oxy hóa để phân hủy thành CO2. Như vậy, "bộ lọc" luôn được thay mới mà không có chất thải để lại.

Để lọc nitơ, các nhà khoa học phải chọn những VSV phản ứng với nitơ để giải phóng năng lượng cho chúng. Qua các ngăn lọc, từng loại VK, VSV sẽ được sử dụng để chuyển hóa chất amoni (NH4+) thành Nitrit (NO2-), từ Nitrit thành Nitrat (NO3) và sau đó khử Nitrat thành khí nitơ (N2), là khí trơ, không độc hại, bay vào không khí. 

hạt đất sét
Chất mang là các hạt đất sét nung được lựa chọn kích thước tương đương nhau trong từng bộ lọc. 

Công nghệ tuyển chọn giống

Công nghệ lọc sinh học được cho là phương pháp lọc sạch nước an toàn và hiệu quả, với giá thành thấp, nhờ sử dụng các loài VSV bản địa, sẵn có trong tự nhiên. TSKH Trần Văn Nhị giải thích: Khi lọc nước để làm nước ăn thì VK, VSV phải được lấy từ nguồn nước ăn, trải dàn trên một lớp thạch để tạo điều kiện tối thích chỉ cho VSV đó sống được, còn hạn chế tối đa những VK, VSV khác.

Các VSV này sẽ mọc trên màng thạch và được hút vào nuôi cấy trong ống nghiệm để nhân lên. Quá trình này phải được làm hết sức tỉ mỉ, công phu và lặp lại nhiều lần đến khi sạch tuyệt đối mới đảm bảo việc tạo giống. Tiếp theo là giai đoạn thử nghiệm, với từng loài VSV đều phải thử nghiệm trong từng môi trường lọc xử lý chất hữu cơ hoặc nitơ.

"Chất mang" cũng cần được chế tạo đặc biệt từ đất sét nung để "mang" được nhiều VK, VSV trong mức hoạt động hiệu quả nhất. "Trước đây khi chưa nghiên cứu được chất mang, chúng tôi phải đi lấy đá núi lửa về xay nhỏ ra, tuy rất vất vả, thậm chí còn bị hỏng nhiều vì có những chỗ đã mềm quá, khi xay ra thì cứ dính bết lại, nhưng thực sự đá núi lửa làm rất tốt, vì đá sạch, không lẫn tạp chất", TSKH Trần Văn Nhị chia sẻ.

Lọc sinh học là phương pháp sử dụng vi sinh vật để triệt tiêu các chất bẩn trong nước. Các hóa chất độc hại như amoni, nitrit, các chất hữu cơ lơ lửng sẽ là nguồn dưỡng chất nuôi vi sinh vật làm thức ăn hoặc năng lượng. Do đó, dòng nước chảy qua càng nhiều, công suất lọc càng lớn thì vi sinh vật càng phát triển dồi dào và hiệu quả lọc càng tốt. Điều đặc biệt là sản phẩm phụ của quá trình chuyển hóa này là khí trơ N2 hoặc CO2 bay vào môi trường, chứ không bám vào bề mặt vật liệu lọc. Điều này khiến cho vật liệu lọc không bị nhiễm bẩn trở lại và càng sử dụng nhiều thì hiệu quả lọc càng ổn định.

Kiến thức, 23/12/2013
Đăng ngày 23/12/2013
Đức Anh
Khoa học

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Túi đựng rác thải nhựa chuyên dùng trên tàu cá

Tiến sỹ Trần Văn Vinh (SN 1968, quê xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, Bình Định), chuyên ngành Quản lý và khai thác thủy sản, hiện là Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định).

Tàu cá
• 09:46 11/01/2023

Các công nghệ đếm con giống hiệu quả bạn nên biết

Trong ngành nuôi tôm, việc đếm số lượng tôm giống có vai trò vô cùng quan trọng, bởi sự thiếu sót hoặc dư thừa đều có thể gây tổn thất kinh tế đối với cả người bán và người mua. Cũng như điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sản xuất trong tương lai.

Đếm con giống
• 08:00 15/04/2024

Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn cái

Trong ngành nuôi tôm hiện đại, việc tối ưu hóa quy trình nuôi trồng không chỉ là một mục tiêu mà còn là một thách thức. Trong số các mô hình nuôi phổ biến, mô hình nuôi tôm toàn cái đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu và nhà nuôi.

Tôm càng xanh
• 09:55 11/04/2024

Môi trường dinh dưỡng và chu kỳ chiếu sáng đến sự phát triển của tảo

Tảo là nguồn thức ăn tự nhiên không thể thiếu trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của động vật thân mềm hai mảnh vỏ, giai đoạn ấu trùng của một số loài giáp xác và cá. Đồng thời chúng còn là nguồn thức ăn của động vật phù du, những đối tượng này lại được sử dụng làm thức ăn cho giai đoạn ấu trùng của giáp xác và cá.

Nuôi tảo
• 10:43 05/04/2024

Hạt Nano bạc có khả năng loại bỏ kim loại nặng trong nước

Kim loại nặng được coi là thành phần chính trong nước thải nuôi trồng thủy sản, gây ra rủi ro nghiêm trọng cho cả con người và môi trường. Do đó nghiên cứu loại bỏ kim loại nặng trong nước là cần thiết để đảm bảo nguồn nước sạch trong môi trường, ứng dụng rộng rãi trong đời sống và nuôi trồng thủy sản.

Nano bạc
• 10:53 03/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 19:05 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 19:05 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 19:05 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 19:05 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 19:05 20/04/2024