Lợi ích bảo quản cá ngừ đại dương bằng công nghệ nano UFB

Với sự hỗ trợ của Viện Nghiên cứu Hải sản (Bộ NN&PTNT), sau gần 2 năm lắp đặt, hệ thống sử dụng công nghệ bảo quản Nano UFB (Ultra Fine Bubble) đã giúp nhiều ngư dân ở xã Tam Quan Bắc (huyện Hoài Nhơn) nâng cao chất lượng sản phẩm cá ngừ đại dương.

Lợi ích nhờ bảo quản cá ngừ đại dương bằng công nghệ nano UFB
Cá ngừ đại dương được bảo quản bằng công nghệ nano UFB có chất lượng tốt.

Nano UFB (Ultra Fine Bubble) là công nghệ tạo bóng khí siêu nhỏ có đường kính nanomet. Khi thiết bị hoạt động sẽ cấp khí nitơ vào máy tạo bong bóng siêu nhỏ, được hòa trộn ở bên trong thiết bị nhờ các cơ cấu ống nano, tạo thành dung dịch chứa bong bóng khí nitơ kích cỡ nanomet, mang điện tích âm có tác dụng hút các chất hữu cơ khác mang điện tích dương làm sạch nước rất hiệu quả. Các bong bóng nano nitơ sẽ khử oxy hòa tan trong nước, làm giảm hoạt động và phát triển của vi khuẩn hiếu khí, do đó loại bỏ quá trình oxy hóa từ bề mặt ngoài vào đến tận bên trong cơ thể cá, giúp cá được bảo quản tốt, ngăn chặn được tình trạng thịt cá bị ôi, biến chất.

Cuối năm 2017, Viện Nghiên cứu Hải sản lắp đặt thử nghiệm thiết bị nano UFB để bảo quản cá ngừ đại dương (CNĐD) trên 2 tàu của ngư dân xã Tam Quan Bắc. Công nghệ Nano UFB là công nghệ bảo quản hiện đại giúp ngư dân có thể giữ tươi con cá sau đánh bắt tốt hơn các cách làm cũ. Qua 2 chuyến biển, kết quả cho thấy, với chuyến biển kéo dài 25 ngày, lượng sản phẩm đạt loại A và B+ chiếm tới hơn 70%; với chuyến biển 10 ngày thì tỷ lệ sản phẩm loại A vọt lên tới 100%. Trong khi đó, CNĐD được bảo quản theo cách làm cũ chỉ đạt chất lượng loại B và C.

Năm 2019, Viện Nghiên cứu Hải sản chuyển giao công nghệ bảo quản nano UFB cho ngư dân Nguyễn Văn Trạng, ở xã Tam Quan, chủ tàu kiêm thuyền trưởng tàu câu CNĐD BĐ 97173 TS. Anh Trạng cho biết: “Thiết bị rất gọn, dễ sử dụng, 4-5 giờ trước khi đánh bắt mình cho máy hoạt động để giữ độ lạnh của hầm ngâm cá, khi có cá sẽ đưa vào hầm bảo quản và cho máy hoạt động thêm 1,5 - 2 giờ để giữ độ tươi cho cá. Sử dụng thiết bị nano không chỉ tiết kiệm chi phí đá lạnh, mà còn giúp “bạn thuyền” tiết kiệm được sức lao động khi bốc dỡ sản phẩm vì cá đưa vào hầm bảo quản theo kiểu thẳng đứng khác với kiểu để cá nằm ngang rồi đắp đá lạnh lên như thông thường thì phải lấy các lớp đá lạnh mới đưa được cá lên bờ để bán. Sau 2 chuyến biển (20-25 ngày/chuyến), sản lượng CNĐD được bảo quản trên tàu tôi đạt tỷ lệ loại A chiếm từ 70-80%”, anh Trạng cho biết.

Việc áp dụng công nghệ bảo quản mới trong khai thác CNĐD đã giúp chi phí sản xuất giảm, doanh thu chuyến biển tăng lên, giá sản phẩm được mua gom cao hơn 15% so thông thường. Ông Trần Văn Hồi, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại tổng hợp Phước Tiến, ở xã Tam Quan Bắc, cho hay: “CNĐD được bảo quản bằng công nghệ nano UFB có chất lượng cao hơn hẳn cá được bảo quản bằng đá lạnh thông thường, ngoại hình, màu sắc đẹp, thịt cá tươi ngon. Hiện, công ty chúng tôi cũng đang chuyển sang bảo quản sản phẩm CNĐD bằng công nghệ này. Hy vọng với nano UFB chúng tôi sẽ có thêm cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu sang nhiều nước lớn, như: Mỹ, Nhật Bản, các nước châu Âu...”.

Đánh bắt, thủy sản, chế biến thủy sản, công nghệ bảo quản, bảo quản cá ngừ

Ngư dân Nguyễn Văn Trạng giới thiệu thiết bị nanno UFB được lắp đặt trên tàu cá của mình.

Phó Viện trưởng Viên Nghiên cứu Hải sản Nguyễn Viết Nghĩa cho biết: Thiết bị nano UFB nguyên gốc của Nhật Bản có giá 50.000 USD/bộ, còn thiết bị nano UFB do chúng tôi sản xuất chỉ khoảng 2.000 USD/bộ, nếu đầu tư cả hệ thống bảo quản bằng công nghệ nano trên tàu cá chỉ mất khoảng 4.000 - 4.500 USD/tàu, thời gian hoàn vốn đầu tư bình quân khoảng 8 tháng. Sắp tới, chúng tôi sẽ tiến hành lắp đặt thêm thiết bị nano UFB trên 10 tàu cá của tỉnh Bình Định. Đồng thời hợp tác với các DN để bảo quản CNĐD bằng công nghệ nano, hình thành chuỗi liên kết sản xuất, bảo quản CNĐD “từ biển về bờ”.

Báo Bình Định
Đăng ngày 24/06/2019
Đoàn Ngọc Thuận
Chế biến

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 17:38 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 17:38 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:38 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 17:38 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:38 29/03/2024