Lợi ích của chiết xuất từ lá trà xanh đối với cá

Nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy vai trò của việc bổ sung chiết xuất lá trà xanh vào khẩu phần ăn nhằm kích thích và tăng cường miễn dịch tự nhiên cho cá.

Lợi ích của chiết xuất từ lá trà xanh đối với cá
Lá trà xanh - phụ gia và thảo dược tiềm năng cho động vật thủy sản

Các nguyên liệu thảo mộc đang được tập trung nghiên cứu để bổ sung chế độ ăn nhằm kích thích tăng trưởng và tăng cường miễn dịch tự nhiên cho động vật thủy sản. Trên thế giới trà xanh (Camellia sinensis) đã được nghiên cứu ứng dụng bổ sung vào thức ăn đã góp phần cải thiện đáng kể hiệu suất sinh trưởng, sử dụng thức ăn và sức khoẻ của cá tầm và cá chẽm Châu Á.  Để có cái nhìn sâu sắc hơn về vai trò của polyphenol từ lá trà xanh (TP) các nhà khoa học đã nghiên tiến hành thí nghiệm trên cá đù vàng lớn (Larimichthys crocea). 

Những nghiên cứu trước đây chứng minh lá trà xanh là phụ gia tiềm năng cho cá tầm Ảnh minh họa: Alchetron

Phương pháp nghiên cứu: Bốn chế độ ăn được xây dựng với các mức độ khác nhau của TP (0,00%, 0,01%, 0,02% và 0,05%). Sau 8 tuần cho ăn, tiến hành đánh giá tốc độ tăng trưởng của cá, các thành phần sinh hóa của cơ thể cũng như hoạt động miễn dịch.

Kết quả cho thấy hoạt động tăng trưởng của cá L. crocea không khác biệt trong các nhóm cá. Nhưng so với nhóm đối chứng, cá ở nhóm bổ sung 0,02% polyphenol từ lá trà xanh thì hàm lượng lipid trong cơ thể và gan thấp hơn; đồng thời hàm lượng cholesterol cũng thấp hơn. Những điều này cho thấy trà xanh giúp các hoạt động chống oxy hóa trong cá diễn ra mạnh mẽ hơn.

PUFA n-6 và PUFA n-3 ở gan cao hơn đáng kể ở các nhóm bổ sung TP, đây là những acid béo không bão hòa có lợi cho sức khỏe của cá. 

Đánh giá các chỉ tiêu miễn dịch học cho thấy hoạt động miễn dịch tự nhiên đã được cải thiện hơn ở nhóm bổ sung 0,01% polyphenol từ lá trà xanh.

Các biểu hiện của mRNA carnitine palmitoyltransferase1, acyl-CoA oxidase và các thụ thể proliferator peroxisome kích hoạt đã được điều chỉnh tăng lên ở nhóm 0,01% và 0,02% polyphenol từ lá trà xanh. Các thông số sinh hóa này gia tăng chứng tỏ chiết xuất từ lá trà đã kích hoạt hệ bạch huyết sản sinh các chất chống stress một cách nhanh chóng. Trong khi biểu hiện lipase lipoprotein giảm xuống ở các nhóm bổ sung TP so với nhóm đối chứng, giúp cá hạn chế sử dụng các dưỡng chất nội sinh nên tiết kiệm được năng lượng trong cơ thể chúng.

Các kết quả phân tích trên cho thấy bổ sung 0,01% - 0,02% TP vào khẩu phần ăn có thể làm giảm sự lắng đọng lipid ở gan cá khi chế độ ăn có quá nhiều lipid, giúp tăng cường chức năng gan, đây có thể là do sự biểu hiện gen liên quan đến quá trình oxy hóa lipid.

Lá trà xanh ngoài có công dụng như phụ gia thực phẩm còn là một thảo dược kích thích tăng cường miễn dịch cho động vật thủy sản. Ở Việt Nam lá trà xanh là thảo dược giá rẻ và dễ tìm do đó cần có nhưng nghiên cứu trên những loài cá khác để phát triển ngành thủy sản sạch và an toàn hơn cho người tiêu dùng.

Theo Renlei Ji, Yicong Li, Xueshan Li, Xiaojun Xiang, Yongnan Li, Si Zhu, Bo Yang, Yanjiao Zhang, Kangsen Mai, Qinghui Ai

Đăng ngày 06/03/2018
TRỊ THỦY Lược dịch
Nguyên liệu

Thức ăn thủy sản không làm từ cá

Trong những năm gần đây, việc phát triển các giải pháp thức ăn thủy sản không làm từ cá đã trở thành một xu hướng mới trong ngành nuôi trồng thủy sản. Với áp lực ngày càng gia tăng về bảo vệ nguồn tài nguyên biển và đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, việc tạo ra thức ăn thủy sản thay thế bền vững là một bước tiến quan trọng

thức ăn
• 10:25 29/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 10:17 09/10/2024

Nấm men hỗ trợ phòng bệnh thủy sản

Nấm men là một đối tượng mới với nhiều tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản. Giúp giải quyết những khó khăn trong quá trình xữ lí môi trường nuôi, tăng đề kháng hạn chế được dịch bệnh, điều chế các chế phẩm sinh học,... đây được xem là hướng phát triển bền vững đối với nuôi trồng thủy sản hiện nay.

Nấm men
• 09:00 29/09/2024

Nguồn gốc Astaxanthin trong chuỗi thức ăn

Các nguồn astaxanthin tổng hợp và tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến xu hướng của ngành, gây ra một làn sóng trên thị trường dược phẩm dinh dưỡng thế giới về sản phẩm dạng viên nang.

Astaxanthin
• 09:48 10/09/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 16:18 07/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 16:18 07/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 16:18 07/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 16:18 07/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 16:18 07/11/2024
Some text some message..