“Lột xác” con tôm Việt

Hơn cả “một công xưởng nuôi tôm của thế giới”, vùng ĐBSCL phải thật sự trở thành một “trung tâm sinh thái nuôi tôm” gắn với nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học... để con tôm Việt thật sự “lột xác”.

thu hoạch tôm
Giấc mơ đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỉ USD.

Ngay những ngày làm việc đầu năm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo các bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công thương đã vào tận Cà Mau chủ trì hội nghị “Phát triển ngành tôm Việt Nam”.

Một làn gió mới đầu năm được thổi lên với nhiều kỳ vọng cho con tôm Việt vượt qua các điểm nghẽn tăng trưởng, vươn tầm thế giới với vị thế mới.

Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang và Bến Tre là 5 tỉnh ĐBSCL nhiều năm liền đứng đầu cả nước về diện tích và sản lượng tôm nuôi, cung cấp khoảng 70-80% sản lượng và giá trị xuất khẩu. Lịch sử hình thành và phát triển của ngành nuôi, chế biến, xuất khẩu tôm nói riêng và thủy sản ĐBSCL, Việt Nam nói chung đã tạo ra kỳ tích đáng ghi nhận.

Sau lúa gạo, rồi vượt lên trên lúa gạo, con tôm Việt đã vươn lên đưa nước ta trở thành cường quốc xuất khẩu tôm thứ 3 thế giới.

So với sản xuất lúa, làm bài toán đơn giản, giá gạo xuất khẩu chỉ khoảng 350 - 400 USD/tấn, tức khoảng 0,35 - 0,4 USD/kg thì giá tôm luôn cao hơn khoảng vài chục lần. Tất nhiên, mức đầu tư và năng lực, trình độ canh tác đối với con tôm khác xa cây lúa.

Nhưng rõ ràng, tiềm năng phát triển của con tôm còn rất lớn. Thế mạnh về điều kiện tự nhiên vùng nuôi, năng lực chế biến và xuất khẩu tôm Việt đã được nhận diện, nhưng để thật sự trở thành một “công xưởng nuôi tôm thế giới”, ngành tôm còn phải làm nhiều việc.

Trên thương trường quốc tế, mặc dù vùng ĐBSCL, Việt Nam đã xuất hiện tên tuổi một vài tập đoàn hàng đầu về con giống, xuất khẩu tôm, nhưng phía sau thành tích đó là đầy ắp những lo toan.

Những lúc giới quan sát “kiểm đếm” có đến 70% doanh nghiệp thủy sản đứng trước nguy cơ ngừng sản xuất.

Nguyên nhân được nhận diện là khi giá thị trường xuống thấp, thiếu vốn, “hiệu ứng đôminô” lây lan khiến doanh nghiệp, người nuôi, đại lý cung cấp thức ăn, thuốc thủy sản, ngân hàng nợ nần dây chuyền, chiếm dụng vốn lẫn nhau.

Chưa kể tình trạng một số người làm ăn chụp giựt, “tham bát bỏ mâm”, bơm tạp chất vào tôm, đánh mất hình ảnh và giá trị của con tôm Việt mà đến người đứng đầu Chính phủ mới đây đã phải “tuyên chiến” với kiểu làm ăn gian dối này.

Để “lột xác” con tôm, cần sự tiếp cận đa ngành, sự phối hợp hành động liên ngành và một quyết tâm mạnh mẽ. Phải liên kết vùng, thương hiệu hóa và luật hóa “sân chơi” nội địa và quốc tế để các doanh nghiệp ngành tôm ứng xử đúng, liên kết lại “làm sạch con tôm” và đủ sức cạnh tranh với bên ngoài.

Phải có lộ trình “cải tổ” ngành tôm theo hướng tái cấu trúc, liên kết chuỗi giá trị ngành hàng từ con giống, kỹ thuật nuôi, chế biến, năng lực xuất khẩu và phát triển các giá trị gia tăng ở thị trường tiêu dùng nội địa hơn 92 triệu dân để nâng cao giá trị và phát triển bền vững ngành tôm.

Và để ngành tôm đủ lớn cho sản xuất lớn phải tính đến việc tháo gỡ hạn điền, tích tụ ruộng đất, cơ chế liên kết vùng, liên kết chuỗi giá trị ngành tôm…

Hơn cả “một công xưởng nuôi tôm của thế giới”, vùng ĐBSCL phải thật sự trở thành một “trung tâm sinh thái nuôi tôm” gắn với nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học, một địa chỉ cung cấp sản phẩm hữu cơ tin cậy cho mạng lưới cung ứng tôm toàn cầu.

Làm được như thế, con tôm Việt thật sự “lột xác”, giấc mơ đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỉ USD không phải là điều xa vời.

Báo Tuổi Trẻ
Đăng ngày 08/02/2017
Trần Hữu Hiệp
Kinh tế

Giá tôm size lớn giảm nhẹ trong thời gian vừa qua

Trong thời gian gần đây, giá tôm nguyên liệu, cụ thể là tôm size giảm nhẹ tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, khiến nhiều bà con gặp khó khăn. Đặc biệt, đối với những hộ nuôi đầu tư mạnh cho trang thiết bị, công nghệ phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ.

Tôm thẻ
• 10:18 07/10/2024

50 tỷ đồng để thực hiện đầu tư dự án mở rộng cảng cá Đề Gi

Theo đó, ngày 19/9/2024, UBND tỉnh Bình Định đã có văn bản đồng ý về chủ trương đầu tư dự án mở rộng cảng cá Đề Gi, nằm ở xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định với tổng kinh phí 50 tỷ đồng và giao Ban quản lý dự án nông nghiệp Bình Định làm chủ đầu tư.

Cảng cá Đề Gi
• 09:28 02/10/2024

Đại diện ngành tôm tham gia vào hội nghị Thủ tướng và doanh nghiệp tư nhân

Việc phát triển ngành tôm luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản Việt Nam, không chỉ bởi sản lượng xuất khẩu lớn mà còn bởi giá trị kinh tế và việc làm mà nó mang lại cho hàng triệu người dân ven biển. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động, hội nghị giữa Thủ tướng và các doanh nghiệp tư nhân ngày 21/9 đã trở thành sự kiện quan trọng, thu hút sự chú ý của nhiều ngành công nghiệp.

Không khí hội nghị
• 10:05 26/09/2024

Nhập khẩu sò điệp Nhật Bản về Việt Nam tăng đột biến

Sò điệp Nhật Bản, một loại hải sản cao cấp, đã trở thành món ăn quen thuộc với những người sành ăn tại Việt Nam. Với hương vị đặc trưng và giá trị dinh dưỡng cao, sò điệp Hokkaido được xem là "tinh hoa từ biển cả" của Nhật Bản. Tuy nhiên, sự gia tăng đột biến trong lượng nhập khẩu sò điệp Nhật Bản vào Việt Nam thời gian gần đây đã tạo ra nhiều biến động trên thị trường. Điều gì đã dẫn đến hiện tượng này và cơ hội nào đang mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam? Cùng khám phá sâu hơn về xu hướng nhập khẩu hải sản Nhật Bản đặc biệt là sò điệp vào Việt Nam và những cơ hội đến thị trường trong nước.

Sò điệp
• 10:20 23/09/2024

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đặc biệt ở vùng cửa sông, ven biển với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng. Hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định môi trường, ứng phó với tác động cực đoan của biến đổi khí hậu và bảo đảm cân bằng hệ sinh thái.

Rừng ngập mặn
• 01:21 08/10/2024

Loài tảo biển mới đặc hữu của Việt Nam

Các chuyên gia của Việt Nam và Nga đã phát hiện và mô tả một loài tảo mới thuộc chi Mallomonas, phân ngành Ouradiotae (Chrysophyceae, Synurales) dựa trên các mẫu vật thu thập được từ sáu địa điểm thuộc bốn tỉnh của Việt Nam.

Mallomonas doanii sp. nov.
• 01:21 08/10/2024

Giá tôm size lớn giảm nhẹ trong thời gian vừa qua

Trong thời gian gần đây, giá tôm nguyên liệu, cụ thể là tôm size giảm nhẹ tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, khiến nhiều bà con gặp khó khăn. Đặc biệt, đối với những hộ nuôi đầu tư mạnh cho trang thiết bị, công nghệ phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ.

Tôm thẻ
• 01:21 08/10/2024

Thời gian tôm đào thải hết kháng sinh

Một câu hỏi thường gặp của người nuôi tôm là: “Tôm mất bao lâu để đào thải hết kháng sinh sau khi ngưng sử dụng?”. Hiểu rõ về thời gian đào thải kháng sinh sẽ giúp người nuôi đưa ra kế hoạch nuôi phù hợp và đảm bảo tôm sạch kháng sinh trước khi xuất bán.

Tôm thẻ
• 01:21 08/10/2024

Xuất khẩu 9 tháng tăng 8,5% và tín hiệu sản phẩm chế biến

Tháng 9 gặp bão lụt lớn nhưng xuất khẩu thủy sản vẫn giữ được đà tăng trưởng để kim ngạch 9 tháng đầu năm 2024 tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, rõ thêm tín hiệu tốt từ sản phẩm chế biến.

Tôm thẻ
• 01:21 08/10/2024
Some text some message..