Lý Sơn trước nguy cơ bị “băm nát” - Nỗi lo dự án lấn biển

Phát triển “nóng” không phải là vấn đề mới ở đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) nhưng nó đang ngày càng trở nên nhức nhối, khó kiểm soát khiến dư luận, người dân cả nước vô cùng lo lắng cho tương lai của hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc.

Lý Sơn trước nguy cơ bị “băm nát” - Nỗi lo dự án lấn biển
Khu vực bờ biển ở đảo Lý Sơn đang đứng trước nguy cơ bị san lấp để làm khu đô thị, thương mại. Ảnh: internet

Những năm qua, tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều chính sách nhằm khai thác lợi thế ở hòn đảo này. Tuy nhiên, việc phát triển vẫn chưa song hành với bảo tồn nên nhiều giá trị về văn hóa phi vật thể, di tích, lịch sử, di sản,… đang đứng trước nguy cơ bị tổn hại, phân hóa nghiêm trọng. Từ đây, giới khoa học đã đưa ra lời cảnh báo cần cẩn trọng trước những “nước cờ sai” của Quảng Ngãi. Bởi vì, những sai sót ở Lý Sơn hôm nay sẽ để lại hậu quả khôn lường, không bao giờ sửa chữa, vãn hồi lại được.

Mặc dù giới khoa học đã nhiều lần đưa ra cảnh báo, song dòng dự án đổ bộ lên đảo Lý Sơn vẫn chưa dừng lại. Trong năm 2018, nhiều dự án thương mại, dịch vụ “khủng” đã được cấp phép hoặc đang thăm dò để đầu tư tại hòn đảo này. Mới đây, 1 khu đô thị với số vốn 1.700 tỷ đồng, dự kiến lấn 51ha biển, nằm chồng lấn lên khu bảo tồn biển đã gặp phải làn sóng phản đối kịch liệt từ phía người dân, dư luận và giới khoa học.

Người dân phản đối 

Dự án Khu đô thị thương mại dịch vụ The Sea Eyes (gọi tắt là dự án), do Công ty cổ phần (CP) Phát triển Lý Sơn đề xuất với UBND tỉnh Quảng Ngãi xin chủ trương đầu tư; có tổng vốn 1.700 tỷ đồng; dự kiến lấy gần 54,6ha tại bãi Cạn (xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn). Trong đó có 3,6ha mặt đất, còn lại 51ha mặt biển. Điều đáng lo là trong số 51ha mặt biển, đa phần diện tích nằm trong khu bảo tồn biển, có cả các rạn san hô. 

Theo tài liệu phóng viên Báo SGGP có được, ngày 10-12-2018, doanh nghiệp đề xuất với tỉnh Quảng Ngãi chủ trương đầu tư dự án. Ngay trong ngày hôm đó, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng đã có văn bản số 7515/UBND-CNXD chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các sở ngành, chính quyền địa phương huyện Lý Sơn khẩn trương nghiên cứu, thẩm định hồ sơ đề xuất dự án. 

Mặc dù, huyện Lý Sơn và chủ đầu tư đã nhiều lần lấy ý kiến người dân nhưng vẫn chưa tìm được sự đồng thuận của nhân dân. Bởi, dự án này nằm choán lên khu neo đậu tàu thuyền của người dân xã An Vĩnh; choán vùng đua thuyền truyền thống, nơi tổ chức lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa; choán mất nhiều đình, dinh của người dân đang thờ tự; chồng lấn lên khu bảo tồn biển Lý Sơn (phục hồi rong biển và san hô); chồng lên khu vực có dây cáp điện ngầm cho đảo Lý Sơn; ảnh hưởng đến Công viên Địa chất toàn cầu (đang thành lập đề án trình UNESCO); nằm chồng lên Dự án BT nâng cấp đường cơ động đảo Lý Sơn (đoạn từ cầu vượt vũng neo đậu tàu thuyền thôn Tây xã An Vĩnh đến khách sạn Mường Thanh) đã được UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt; một phần dự án nằm trong hành lang bảo vệ bờ biển ở xã An Vĩnh;…

Bà Phạm Thị Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, cho hay: “Người dân lo lắng về các yếu tố, như: tâm linh, lễ hội bị dự án lấn át, tác động xấu đến môi trường,... Một số khác thì lo ngại về năng lực của nhà đầu tư, sợ chiếm đảo rồi bỏ hoang hay làm việc khác. Những lo lắng của người dân đều rất đúng đắn và hợp lý. Có lấy ý kiến đến 10 lần thì vẫn từng ấy chuyện, không thay đổi gì cả”.

Trong khi đó, nhiều ý kiến lo ngại, đa phần diện tích mặt nước của dự án này nằm trong vùng bảo tồn biển, vùng phục hồi rong biển, có cả san hô sống và san hô chết. Phần tiếp giáp của dự án nằm cận kề với khu vực bảo vệ nghiêm ngặt do là vùng san hô quý. Nếu dự án triển khai, đương nhiên sẽ san lấp, lấn biển, đào bới, tác động làm hư hại đến rất nhiều giá trị di sản quý đang nằm trong diện phục hồi… 

Đánh đổi để được gì?

Ông Phùng Đình Toàn, Phó chi cục trưởng Thủy sản (Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ngãi), kiêm Giám đốc Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn, cho biết: “Với dự án này, không những nằm chồng lên Khu bảo tồn biển Lý Sơn mà còn nằm kế cận với khu vực bảo vệ nghiêm ngặt có san hô quý giá. Nên trước khi làm, tôi đề nghị cơ quan thẩm định dự án là Sở Xây dựng cần phải mời các nhà khoa học, các cơ quan chuyên môn, sở, ngành cùng ngồi lại để đánh giá, tính toán lại các tác động của nó đến Khu bảo tồn biển Lý Sơn như thế nào? Và phải phân tích làm rõ việc thực hiện dự án thì sẽ được cái gì? Ai là người hưởng lợi trong dự án này? Đánh đổi nhiều như thế thì nhận lại được gì?”

Theo ông Toàn, cơ quan thẩm định thì phải độc lập, không thể để nhà đầu tư tự đi mời được. Lấy ý kiến đến khi nào cộng đồng thấy được cái lợi của việc làm dự án lớn hơn, hữu ích hơn việc bảo tồn thì mới làm. “Phải phân tích được việc làm dự án này đem lại lợi ích gì vượt trội cho nhiều phía. Trong đó có cả nhà nước, nhân dân, doanh nghiệp,… Trước đây, khi có chủ trương làm cảng Bến Đình ở đảo Lý Sơn, cũng có một phần diện tích nằm trong vùng phục hồi sinh thái. Tuy nhiên, việc làm cảng Bến Đình thì địa phương, người dân, cộng đồng ngư dân, khách du lịch,… đều được hưởng lợi. Từ đó, Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn mới tham mưu đưa ra khỏi khu bảo tồn”, ông Toàn nói.

Người phát ngôn UBND tỉnh Quảng Ngãi, ông Nguyễn Minh Đạo (Chánh Văn phòng UBND tỉnh) cho biết: Hiện UBND tỉnh vẫn chưa có quyết định gì về dự án này. Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có ý kiến chỉ đạo Sở Xây dựng tập hợp ý kiến, đề xuất của các cơ quan ban ngành. Cần kiểm tra thông tin hồ sơ, việc lấn biển như thế nào, có ảnh hưởng nhiều không? Cần thiết, để thẩm định dự án này thì phải mời các chuyên gia, nhà khoa học về lịch sử, văn hóa, môi trường, địa chất, địa mạo để phản biện vấn đề này cho chặt chẽ hơn. 

Ông Nguyễn Phong, Giám đốc Sở Xây dựng Quảng Ngãi, cho hay: “Sau khi tập hợp ý kiến của các sở, ngành liên quan, nhận thấy có rất nhiều vướng mắc không thể triển khai được. Những vướng mắc trên chúng tôi đã tập hợp lại tất cả, mới trình lên UBND tỉnh đề nghị tổ chức một cuộc họp để các sở ngành, chủ đầu tư họ báo cáo lại một lần nữa, đi đến có cho phép đầu tư dự án hay không…”.

TS Nguyễn Xuân Nam, Viện Địa chất khoáng sản Việt Nam (Bộ TN-MT), đưa ra lời cảnh báo: “Chúng ta không nên tác động lớn vào đảo Lý Sơn. Với đảo Lý Sơn không nên triển khai bất cứ dự án lớn nào. Đừng biến Lý Sơn thành một trung tâm hay cái gì ghê gớm, khách sạn cao tầng này nọ gì. Vì nếu bây giờ không kiểm soát được thì sau này quy hoạch sẽ bị phá vỡ, giữa phát triển và bảo tồn sẽ nảy sinh nhiều xung đột, sau này không thể vãn hồi được nữa…”.

Báo SGGP
Đăng ngày 01/02/2019
Quốc Oai
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 05:24 27/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 05:24 27/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 05:24 27/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:24 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 05:24 27/12/2024
Some text some message..