“Ma trận” cá nuôi - cá đồng

Năm nay, mùa nước nổi ở ĐBSCL không cao như mọi năm nên lượng cá sông, cá đồng rất khan hiếm. Từ việc cá đồng khan hiếm nên tại các chợ huyện ở An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ… lại xuất hiện cá nuôi “đội lốt” cá đồng bán với giá cao.

bán cá đồng

khó phân biệt
Cá đồng, cá nuôi bán ở chợ rất khó phân biệt

cá rô đồng
Tình trạng cá nuôi "đội lốt" cá đồng hiện nay xuất hiện ở các chợ lớn lẫn chợ nhỏ.

Tìm đến khu chợ bán thủy sản tươi sống ở thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) có hàng chục gian hàng bán cá các loại, trong đó cũng không ít gian hàng bán cá nuôi “đội lốt” cá đồng.

Hiện nay, do mùa nước nổi không “đẹp” như mọi năm nên lượng cá đồng như cá lóc, cá rô, trê, mè vinh… không có nhiều, đặc biệt là loại cá cỡ lớn. 

Do đó các tiểu thương, bạn hàng phải huy động nguồn cá nuôi làm mặt hàng chủ lực mới đủ nguồn cung cho khách hàng và các chợ đầu mối.

Theo các tiểu thương, trên 80% mặt hàng cá lóc, cá rô, cá điêu đồng, ếch… là nuôi được bày bán tại chợ. Còn cá đồng chủ yếu là cá linh non, tép, cá bông lau, cá bống… nhưng không nhiều. 

Bà Phan Thị Thanh (phường An Lạc, thị xã Hồng Ngự), hơn 6 năm trong nghề buôn bán cá đồng - cho biết: Hiện giá cá đồng rất đắt, do đó nhiều người bán cá quảng cáo cá nuôi là cá đồng để thu lợi nhuận cao. Giá cá lóc đồng là120.000 - 130.000 đồng/kg; cá rô đồng giá từ 70.000 - 80.000 đồng/kg nhưng thực tế cá nuôi giá chỉ bằng một nửa.

Người bán cứ vô tư chào mời còn người mua thì ít ai phân biệt được cá nuôi và cá đồng nên cứ mua, khi về nhà chế biến phát hiện thì đã muộn màng. 

Chị Phạm Thị Xuân (thị xã Hồng Ngự) cho biết: “Thấy cá lóc trong chợ ngon nên mua với giá 120.000 đồng/kg nên nghĩ là cá đồng thật. Khi về nhà kho và nấu canh thì mới phát hiện cá bở và rất tanh, lượng mỡ nhiều, thịt không thơm ngon…”.

Vào tận chợ Cả Sách (xã Thường Thới Hậu A, Hồng Ngự, Đồng Tháp) tìm mua cá đồng thì các tiểu thương ở đây cho biết: Muốn mua cá đồng phải đi sớm mới mua được còn hiện giờ chỉ còn lại cá nuôi. 

Chị Phạm Xuân Hoa - 42 tuổi. ngụ xã Thường Thới Hậu A chia sẻ kinh nghiệm: Muốn mua cá đồng thì nên đi chợ sớm, chọn cá loại nhỏ và vào các chợ quê ít bị gian lận hơn. Những chợ lớn cá đồng không đủ bán nên nhiều người bán cá nuôi nhưng lại quảng cáo cá đồng bán giá cao tìm lợi nhuận nhưng không nghĩ đến người mua và chữ tín…

Việc bán cá nuôi “đội lốt” cá đồng hiện nay ở chợ lớn nhỏ nào tại ĐBSCL đều có thể bắt gặp; kể cả những hộ dân bán cá trên các tuyến đường quốc lộ cũng mang cá nuôi “đội lốt” cá đồng để bán cho khách. 

Hiện nay đang, khi mùa nước nổi chưa cao nhưng các tuyến đường như Cần Thơ - Hậu Giang, quốc lô 91 hướng Cần Thơ đi An Giang hay tỉnh lộ 922 Ôn Môn đi Cờ Đỏ… xuất hiện hàng trăm điểm người dân mang cá lóc, lươn, cá trê và các loại rau bài ra bán hai bên đường. 

Trong số đó có không ít người đánh lừa tâm lý người tiêu dùng vì bán vài con cá, vài con ốc hay mớ rau, người mua tưởng là của nhà mang ra bán nên yên tâm đó là đồ đồng “xịn” nhưng về ăn mới biết đó không phải đồng mà là đồ nuôi.

Theo một người từng bán cá nuôi “đội lốt” cá đồng, nay đã bỏ nghề, cho biết: Mấy năm trước bán cá lóc và lươn nuôi nhưng nói cá đồng thì lời nhiều lắm, vì mua cá nuôi của người dân tại ao với giá khoảng 30.000 đồng/kg, khi bán giá cá đồng thì lên đến 130.000 đồng/kg. Thấy làm ăn kiểu này không bền nên tôi chuyển sang nghề chạy xe ôm...

Thời gian gần đây trên quốc lộ Cần Thơ - Hậu Giang còn xuất hiện tình trạng lừa người mua cá đồng trắng trợn hơn. Mỗi khi khách ghé vào hỏi mua cá của người dân bán ven đường họ đều nói là cá đồng vừa mới bắt dưới ruộng, thậm chí họ còn chỉ tay xuống ruộng hay kênh mươn nói là người thân họ đang đẩy côn hay giăng lưới để bắt cá làm cho khách tin tưởng hoàn toàn. Nhưng thật ra đó là chiêu trò do họ dàng dựng để dễ bán cá nuôi thành cá đồng với giá cao cho khách.

Theo một lãnh đạo Chi cục thủy sản TP Cần Thơ, nhận định: Hiện nay, do tình trạng cung vượt cầu nên cá nuôi “biến” thành cá đồng vẫn tồn tại trong các chợ dù lớn hay nhỏ. 

Người mua nếu có kinh nghiệm thì sẽ mua được cá đồng thật sự còn người bán thì cứ bán vô tư và lợi nhuận cao từ việc tráo đổi. Vì hiện nay vẫn chưa có biện pháp xử lý nghiêm tình trạng gian lận thương mại này.

Theo kinh nghiệm của người cao niên, để nhận biết cá lóc, cá rô... thiên nhiên thì người mua cần quan sát kỹ. Nếu cá lóc hoặc cá rô đồng thì có kích cỡ nhỏ, độ lớn các con cá không đồng đều, mình thon, thịt chắc, màu hơi đen, khi chọn lựa, cá nhảy rất mạnh…

Báo Giáo dục và Thời đại, 28/10/2015
Đăng ngày 29/10/2015
H. Lê - C. Nghĩa
Nông thôn

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 10:11 10/01/2025

Nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch: Xu hướng bền vững cho năm 2025

Trong bối cảnh toàn cầu hướng tới phát triển bền vững, Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy của các mô hình kết hợp kinh tế và bảo vệ môi trường. Một trong số đó là "nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch" – giải pháp mang lại lợi ích kép.

Mô hình nuôi
• 09:39 02/01/2025

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 08:04 19/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 08:04 19/01/2025

Top 7 loài cá có răng đáng sợ nhất thế giới

Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và cũng không thiếu những yếu tố đáng sợ. Trong lòng nước sâu thẳm, một số loài cá sở hữu bộ răng sắc nhọn và ngoại hình đầy ám ảnh, khiến chúng trở thành những sát thủ tự nhiên của hệ sinh thái.

Cá
• 08:04 19/01/2025

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 08:04 19/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 08:04 19/01/2025
Some text some message..