Máy sấy mực bằng năng lượng mặt trời

Máy sấy khô mực 1 nắng bằng năng lượng mặt trời vừa tiết kiệm chi phí sản xuất, sản phẩm còn được nâng cao giá trị bởi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), đồng thời giảm thất thoát sau thu hoạch.

Sấy mực
Máy sấy cho ra sản phẩm mực 1 nắng rất đẹp.

Sản phẩm mực khô 1 nắng là món ăn đặc sản của người dân miền Trung, rất hấp dẫn với du khách 4 phương, được các doanh nghiệp thu mua mạnh để xuất khẩu. Tuy nhiên, với phương thức chế biến mực khô 1 nắng của các hộ gia đình, cơ sở SX tại Bình Định khó lòng đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng, nhất là khâu đảm bảo VSATP.

Vợ chồng chủ cơ sở chế biến hải sản Hương Thanh bên chiếc máy sấy mực.

Từ đó dẫn đến giá trị sản phẩm sụt giảm, làm mất lòng tin của người tiêu dùng đối với món ăn đặc sản, ảnh hưởng đến thu nhập của những hộ ngư dân và cơ sở chế biến thủy sản khô. Xuất phát từ thực tế trên, TS Trần Văn Vinh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Định, đã nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thành công máy sấy mực 1 nắng bằng năng lượng mặt trời.

Theo TS Vinh, mỗi năm ngư dân có 2 mùa vụ khai thác mực. Từ tháng 1 đến tháng 6, khai thác mực ở ngư trường phía Bắc, từ tháng 7 đến tháng 12 khai thác ngư trường phía Nam. Mùa câu mực khơi xa bắt đầu từ tháng Giêng đến tháng 9 hàng năm. Thời gian 1 chuyến biển câu mực khơi từ 20 – 25 ngày. Ngoài ra, tại các vùng ven biển, ngư dân còn sử dụng tàu cá công suất nhỏ, kết hợp ánh sáng để câu mực bằng tay hoặc mành chụp, chiều đi sáng về bờ bán sản phẩm.

“Tại Bình Định, sản lượng mực khai thác hàng năm bình quân đạt khoảng 6.000 tấn khô/năm, chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc. Tuy nhiên, do chất lượng kém nên sản phẩm mực có giá trị thấp”, TS Vinh cho biết.

Hiện nay, hầu hết mực sau khi khai thác được ngư dân chế biến bằng cách phơi khô trực tiếp trên các vỉ được đan bằng tre đặt trên tàu cá; hoặc bảo quản tươi rồi đem vào bờ, sau đó phơi tại các sân bãi hoặc trên bãi biển. Sấy mực khô bằng nắng mặt trời khá phổ biến.

Ưu điểm của phương pháp này là có chi phí rất rẻ. Tuy nhiên, mực dễ bị bẩn do bụi, cát, ruồi..., lại phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, tốc độ sấy rất chậm nếu thời tiết âm u, thêm vào đó độ ẩm cao sẽ khiến mực dễ bị nấm mốc phát triển. Trong điều kiện mưa gió hoặc trời không có nắng, mực đánh bắt được không thể phơi nắng, trong 1 ngày sẽ bị biến đổi màu, hư hỏng, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, giá trị sản phẩm.

Đến tham quan, học tập các sử dụng máy sấy mực 1 nắng tại cơ sở chế biến hải sản Hương Thanh.

Máy sấy mực 1 nắng do TS Trần Văn Vinh chế tạo rất đơn giản. Vật liệu khung xương, vỏ bên ngoài được làm bằng inox để không bị gỉ sét do tác động của muối, nước biển và không khí ẩm, có tổng diện tích khoảng 3m2.

Buồng sấy khô kín, đảm bảo che ánh sáng mặt trời, mưa và ngăn ruồi, bọ gậy. Buồng sấy được bố trí số vỉ đảm bảo cho khoảng 40kg sản phẩm mực tươi/mẻ. Hệ thống vỉ sấy cũng được làm bằng inox không gỉ, sử dụng lưới cước chịu nhiệt và thoát nước nhanh. Mỗi vỉ đảm bảo phân bố và số lượng khoảng 5kg mực tươi/vỉ.

Hệ thống điều khiển điện gồm 2 tấm panel nhận năng lượng mặt trời được đặt trên giá đỡ bằng vật liệu inox, 1 tấm đặt phía bên trái máy sấy và 1 đặt phía sau. Bên trong buồng bẫy nhiệt bố trí bộ điều khiển sạc năng lượng mặt trời, có thể dùng trực tiếp cho thiết bị và sạc cho ắc quy với dòng điện một chiều 12V, 1 bình ắc quy lưu trữ và sử dụng cho máy có dung lượng 12V-200AH.

“Thời gian sấy khô cho một mẻ mực từ 4 – 5 giờ, đảm bảo hoạt động vào ban đêm hoặc khi trời thiếu nắng, rất dễ sử dụng, an toàn cho người lao động. Đặc biệt là đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh cho sản phẩm”, TS Trần Văn Vinh cho hay.

Cơ sở sản xuất và chế biến hải sản Hương Thanh ở xã Nhơn Lý (TP Quy Nhơn) đã sử dụng máy sấy mực 1 nắng từ tháng 9 năm 2018 đến nay. Bà Mai Thị Hương, chủ cơ sở, cho biết: “Sấy bằng máy mực rất trắng, không đổi màu, thịt mực ngọt và dẻo. Mực khô rất đồng đều và đảm bảo VSATTP, năng suất tăng gấp 2 lần và giảm đến 50% nhân công so với làm truyền thống. Trước đây, mỗi tháng cơ sở của tôi sản xuất chỉ 30kg mực, từ khi sử dụng máy năng suất tăng gấp đôi”.

Cũng theo bà Hương, theo cách làm truyền thống thì người SX phải chịu mức tổn thất 10%, nhưng khi sử dụng máy sấy thì mức tổn thất ấy không còn. Thời gian mực khô trước đây mất đến 8 tiếng đồng hồ, giờ chỉ còn 5 tiếng, giảm được 3 tiếng. Được biết, máy sấy này không chỉ áp dụng cho mực 1 nắng mà có thể sử dụng cho các loại sản phẩm hải sản khô khác. Máy nhiều công dụng nhưng giá thành phù hợp, chỉ khoảng 35 triệu đồng

Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 31/10/2019
Dương Lam
Chế biến

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 21:12 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 21:12 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 21:12 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 21:12 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 21:12 25/04/2024