Miền Tây chống ngập lụt lẫn hạn mặn

Những diễn biến xấu của môi trường khiến vùng ĐBSCL đối diện những thách thức, buộc vùng đất này vào thế lựa chọn quá trình chuyển đổi cho tương lai.

Miền Tây chống ngập lụt lẫn hạn mặn
An Giang mùa nước lũ - Ảnh: THUẬN VÕ

Những mối nguy

ĐBSCL đang có nhiều thách thức. Sạt lở khắp nơi, hạn hán lịch sử (2016), mặn xâm nhập sâu, mặt đất sụt lún chìm nhanh trong khi nước biển ngày càng dâng lên. Nhiều hội nghị, hội thảo đã đưa ra nhiều lời cảnh báo, lo âu.

Thách thức của đồng bằng thì nhiều, nhưng có thể gom lại thành ba nhóm là biến đổi khí hậu kèm theo là nước biển dâng (đến nay khoảng 3mm/năm, diễn ra dần dần), thủy điện, nguồn nước (sông ngòi ô nhiễm, dân chuyển sang sử dụng nước ngầm gây sụt lún nhanh gấp 10 lần nước biển dâng) và những vấn đề tự gây ra.

Vùng nước biển bao quanh ĐBSCL có liên hệ chặt chẽ với đất liền về sinh thái và kinh tế, cũng bị bỏ quên trong quy hoạch phát triển nên bị cắt đứt liên lạc sinh thái với sông ngòi nội địa và nhận nước thải nông nghiệp, thủy sản từ đất liền xả ra.


Đồng bằng cần làm gì?

Tháng 9-2017 tại Cần Thơ, hội nghị "Diên Hồng" của Chính phủ về ĐBSCL đã đưa ra Nghị quyết 120/NQ-CP 2017 về phát triển ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu có những định hướng chiến lược đúng đắn để giải quyết những nguy cơ lớn trên:

1. Phát triển đồng bằng theo hướng thích ứng thuận thiên, tôn trọng quy luật tự nhiên, tránh can thiệp thô bạo vào thiên nhiên.

2. Chuyển tư duy nông nghiệp từ "tăng gia sản xuất" sang làm kinh tế nông nghiệp chú trọng chất lượng, hiệu quả kinh tế.

3. Quy hoạch tích hợp, tổng thể cho toàn đồng bằng; đổi trật tự ưu tiên sang thủy sản, trái cây, rồi mới tới cây lúa.

4. Xem nước mặn, nước lợ là tài nguyên (tức là có nghĩ tới biển).

Theo tinh thần trên, ĐBSCL sẽ chuyển sang sản xuất nông nghiệp sạch hơn, chú trọng chất lượng. Cụ thể:

1. Giảm thâm canh nông nghiệp, không mở rộng diện tích thâm canh ba vụ lúa trong năm.

2. Đầu tư vào công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp phụ trợ nâng cao giá trị.

3. Đầu tư vào phát triển chuỗi giá trị sản phẩm, tạo điều kiện và khuyến khích người dân tham gia vào chuỗi giá trị để có việc làm và thu nhập thay thế cho thu nhập bị giảm do giảm thâm canh.

4. Đầu tư vào hệ thống logistics để cải thiện điều kiện vận chuyển, thương mại. Phục hồi khả năng hấp thu lũ của các vùng trũng đầu nguồn Tứ Giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười.

5. Thay đổi trật tự ưu tiên theo thứ tự thủy sản, trái cây và lúa. Kết hợp biện pháp công trình và phi công trình, nên theo nguyên tắc "không hối tiếc" (từ hối tiếc thấp, hối tiếc trung bình, hối tiếc cao - biện pháp cuối cùng khi không còn chọn lựa nào khác).

Quá trình chuyển đổi

Việc phát triển hi vọng mang lại những lợi ích cụ thể sau:

1. Nông sản chất lượng cao hơn, thực phẩm an toàn hơn, vươn tới thị trường cao cấp hơn, giá bán cao hơn.

2. Giảm lượng phân bón, thuốc trừ sâu, giảm chi phí canh tác, tăng lợi nhuận.

3. Độ màu mỡ, dinh dưỡng của đất được tiết kiệm, đà suy thoái đất giảm khi giảm cường độ thâm canh.

4. Sông ngòi dần được phục hồi do giảm lượng phân bón, thuốc trừ sâu. Giảm nhu cầu đầu tư vào các công trình lớn (đê bao khép kín ở vùng lũ, công trình ngăn mặn ven biển)...

5. Giảm tốc độ sử dụng nước ngầm, giảm sụt lún đất, đồng bằng sẽ có khả năng chống chịu tốt hơn đối với nước biển dâng. Tăng hấp thu và trữ nước ở các vùng trũng đầu nguồn, giảm ngập lụt ở các đô thị vào mùa lũ và giảm tác động của hạn hán và xâm nhập mặn ven biển vào mùa khô.

Quá trình chuyển đổi sẽ gặp phải những trở ngại đáng kể. Hệ thống đê bao đã xây dựng ở vùng ngập lũ sâu Tứ Giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười khó có thể xả lũ vào trở lại được vì nhà cửa, vườn, ao bên trong các ô đê bao khép kín được xây dựng thấp, sẽ bị thiệt hại nếu xả lũ vào.

Đối với vùng ngọt hóa đã và đang canh tác 3 vụ lúa, việc phục hồi lại chế độ 6 tháng ngọt - 6 tháng mặn luân phiên như trước đây sẽ gây xáo trộn một lần nữa.

Vậy nên, quá trình chuyển đổi nên diễn ra dần dần, theo lộ trình chặt chẽ, không nên "giục tốc" để tránh "bất đạt".

Báo Tuổi Trẻ
Đăng ngày 30/03/2018
Nguyễn Hữu Thiện
Môi trường

Cá chết trên hồ sinh thái Bàu Sen (Quy Nhơn) do thiếu oxy

Mới đây, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định thông tin nguyên nhân của tình trạng cá chết nổi trắng ở hồ sinh thái Bàu Sen, thành phố Quy Nhơn do nguồn nước tại hồ có nồng độ oxy hòa tan quá thấp.

Cá
• 10:32 12/05/2024

Tăng cường quản lý nuôi trồng thủy sản trên biển

Theo dự báo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2023 sẽ duy trì đến tháng 4/2024, sau El Nino suy yếu và có khả năng chuyển sang La Nina vào cuối năm 2024. Vì vậy, hiện tượng nắng nóng tại khu vực Nam Trung Bộ nhiều khả năng đến sớm và xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:09 06/05/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 14:16 25/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 11:28 23/04/2024

Cơ hội và tiềm năng phục hồi cho thủy sản Việt Nam

Trong bối cảnh đầy thách thức của thị trường thế giới, ngành thuỷ sản Việt Nam đang đối diện với những cơ hội và tiềm năng phục hồi đáng kể. Từ những thách thức về môi trường kinh doanh đến áp lực từ các yêu cầu xuất khẩu quốc tế, ngành này đang tìm kiếm những lối đi mới để phát triển một cách bền vững và hiệu quả.

Thu hoạch tôm
• 19:49 13/05/2024

Dự án Aqua Xanh nuôi tôm bền vững ở Cà Mau

Từ tháng 5/2024 đến tháng 7/2026, tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, triển khai thí điểm dự án Aqua Xanh với mục tiêu góp phần giảm ô nhiễm nguồn nước để thực hành nuôi tôm bền vững và sau đó mở rộng ra vùng ĐBSCL.

Mô hình nuôi tôm
• 19:49 13/05/2024

Gặp gỡ, trao đổi với người dân về nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Ngày 10/5, tại xã Phước Sơn (Bình Định), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức Chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 hộ nuôi tôm trên địa bàn các xã Phước Sơn, Phước Thuận và Phước Hòa về kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc.

Cơ quan chuyển môn
• 19:49 13/05/2024

Mưa đầu mùa - Nỗi lo của người dân nuôi tôm

Trong những ngày đầu mùa mưa, dòng mưa này không chỉ là niềm vui và cảm hứng cho mọi người mà còn là một thách thức đối với những người nuôi tôm trên ao. Mỗi giọt mưa cũng là một lời nhắc nhở về sự cần thiết của việc quản lý và ứng phó với những tác động của thời tiết đối với nguồn lợi thủy sản quý báu này.

Ao nuôi tôm
• 19:49 13/05/2024

Cá chết trên hồ sinh thái Bàu Sen (Quy Nhơn) do thiếu oxy

Mới đây, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định thông tin nguyên nhân của tình trạng cá chết nổi trắng ở hồ sinh thái Bàu Sen, thành phố Quy Nhơn do nguồn nước tại hồ có nồng độ oxy hòa tan quá thấp.

Cá
• 19:49 13/05/2024