Mở cửa cho đánh bắt xa bờ

Nguyên thứ trưởng Thủy sản Nguyễn Thị Hồng Minh,: "Quan điểm của tôi là nên mở cửa có chọn lọc, đơn giản vì nếu không mở cửa thì chúng ta sẽ không thu hút được vốn đầu tư, không tiếp thu được công nghệ hiện đại của nước ngoài."

Mrs Minh
Ảnh: Nguyên Thứ trưởng thủy sản Nguyễn Thị Hồng Minh

Bà Nguyễn Thị Hồng Minh, nguyên thứ trưởng Bộ Thủy sản, trưởng nhóm tư vấn xây dựng chương trình XK thủy sản đến năm 2015, định hướng 2020, phát biểu: “Trong ba trụ cột là khai thác, nuôi trồng và chế biến thì nhiều năm nay khai thác vẫn yếu nhất. Đánh bắt xa bờ (ĐBXB) chỉ đóng góp khoảng 20% tổng kim ngạch XK thủy sản hằng năm. Có thể nói lực lượng, trình độ và năng lực ĐBXB của ta thua thế giới, thua ngay cả các nước trong khu vực. Cụ thể các điều kiện cơ sở hạ tầng như cảng cá, chợ cá, tàu thuyền, nơi tránh trú bão... đều hạn chế. Trong khi việc ĐBXB của các nước đã bỏ qua tàu gỗ, thay bằng tàu sắt, tàu bằng vật liệu composite cùng với thiết bị hiện đại để vươn ra đại dương thì chúng ta vẫn ra khơi bằng tàu gỗ rất nhiều và công nghệ đánh bắt chậm thay đổi”.

PV. Nghĩa là vừa qua số lượng tàu ĐBXB có thể nhiều lên nhưng chất lượng chưa được cải thiện tương ứng?

Bà NTHM. Đúng vậy. Việc ĐBXB cần được tổ chức chặt chẽ, đòi hỏi đầu tư công nghệ cao, thiết bị cải tiến liên tục, vốn nhiều, nhưng ở nước ta ĐBXB vẫn là “nghề cá nhân dân”, tức là dựa vào kinh nghiệm, truyền thống, thói quen của người dân là chính. Chúng ta đã có chiến lược phát triển thủy sản nhưng thiếu các chính sách cụ thể. Thật ra chúng ta từng có chương trình cho vay để đóng tàu ĐBXB, nhưng cách quản lý không đáp ứng được yêu cầu.

PV. Từ sự không thành công của Chương trình cho vay để đóng tàu ĐBXB, theo bà, cần làm gì để Việt Nam có được những đội tàu ĐBXB ngang tầm khu vực và thế giới?

Bà NTHM. Trước đây chúng ta đã mở cửa cho một số quốc gia trong khu vực đầu tư vào lĩnh vực ĐBXB, nhưng về sau nảy sinh vấn đề không hay nên đã có rút kinh nghiệm theo hướng hạn chế lại. Quan điểm của tôi là nên mở cửa có chọn lọc, đơn giản vì nếu không mở cửa thì chúng ta sẽ không thu hút được vốn đầu tư, không tiếp thu được công nghệ hiện đại của nước ngoài. Lĩnh vực ĐBXB đòi hỏi đầu tư rất lớn, lại thêm rủi ro, làm sao người dân có vốn để đáp ứng được. Không chỉ có ĐBXB mà nuôi trên biển cũng là ngành rất lớn, đi nhiều nước tôi thấy có những lồng nuôi cá trên biển vốn đầu tư lên đến vài chục triệu USD. Vừa rồi có đối tác từ Đan Mạch viết thư cho tôi, nói rằng họ muốn vào Việt Nam đầu tư lồng nuôi cá trên biển ngoài khơi xa (vùng nước sâu), nhưng chưa rõ chính sách trong lĩnh vực này như thế nào.

PV. Trong bối cảnh hiện nay trên biển Đông, nếu chúng ta mở cửa có chọn lọc như bà nói, liệu có thật sự thu hút được đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực ĐBXB?

Bà NTHM. Theo tôi được biết có những đối tác từ Nga, Tây Ban Nha... đã bày tỏ sự quan tâm. Trước đây cũng từng có đối tác từ Nga vào, nhưng về sau gặp nhiều khó khăn, trong đó có việc cảng của ta thu phí như đối với tàu nước ngoài nên họ không chịu nổi mức phí đó và rút ra. Chúng ta không thể chỉ nói mở cửa có chọn lọc là xong, kèm theo đó phải là những chính sách hết sức cụ thể để bảo vệ lợi ích thiết thực của đối tác, phải trên cơ sở đôi bên cùng có lợi thì mới làm ăn lâu dài được.

khai-thac

PV. Việc hỗ trợ ngư dân để họ yên tâm bám biển cũng rất cần thiết, thưa bà?

Bà NTHM. Trước hết, Nhà nước nên tiếp tục có những thỏa thuận về nghề cá với các nước trong khu vực để giúp ngư dân yên tâm đi biển. Việc tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thủy sản nói chung, nghề cá nói riêng cũng hết sức quan trọng. Tôi thấy quản lý nhà nước hiện nay còn chồng chéo và không đảm bảo quản lý theo chuỗi một cách có hiệu quả, kinh phí đầu tư còn dàn trải.

Lực lượng kiểm ngư của chúng ta hiện nay còn yếu, cho nên kiểm soát tàu cá trong nước đã khó chứ chưa nói đến tàu cá nước ngoài. Cần thiết tăng cường năng lực của kiểm ngư và tổ chức lực lượng này theo vùng (mỗi vùng có nhiều tỉnh), tuy nhiên việc cấp phép, giải quyết giấy tờ thủ tục cho bà con ngư dân thì phải là cấp tỉnh, nghĩa là tạo thuận lợi nhất có thể cho bà con hoạt động nghề cá. Để tổ chức lại ngành thủy sản phải có sự nghiên cứu sâu hơn, không nên thấy các nước xung quanh làm thế nào thì mình bê nguyên xi mô hình như vậy, mà phải dựa trên thực tế của nước ta.

Tiếp theo là các giải pháp hỗ trợ trực tiếp cho ngư dân. Theo tôi, sự hỗ trợ này nên có định hướng hạn chế đánh bắt gần bờ, ưu tiên cho ĐBXB. Các nước thường áp dụng chính sách hỗ trợ ngư dân thông qua tổ chức cộng đồng nghề cá. Tổ chức này tiếp nhận, quản lý và phân phối rất chặt chẽ các khoản hỗ trợ nên ít khi có tiêu cực. Chẳng hạn như Malaysia đã xây dựng nhiều bến cá, cảng cá và giao cho tổ chức cộng đồng ngư dân quản lý. Ở ta cũng đã đầu tư xây dựng một số cảng cá, chợ cá nhưng cách thức tổ chức, quản lý không phù hợp nên rất ít phát huy tác dụng.

PV. Bà có đề xuất cụ thể nào về việc hỗ trợ ngư dân ĐBXB?

Bà NTHM. Nói chung Nhà nước không nên và không thể làm thay người dân, cái chính là Nhà nước ra chính sách hỗ trợ ngư dân phát triển và giúp họ tổ chức lại. Ví dụ như khuyến khích thành lập các hội nghề nghiệp tương tự như hiệp hội khai thác cá ngừ, hiệp hội khai thác cá cơm. Nhà nước giúp hình thành tổ chức, giúp ngư dân xây dựng đội ngũ quản lý là người của họ chứ không phải quan chức nhà nước đứng ra làm, rồi giúp xây dựng thương hiệu... sao cho không chỉ người tiêu dùng Việt Nam mà cả thế giới biết đến các hiệp hội này.

Tôi đi sang cảng cá bên Pháp, thấy có những loại cá như nhau, nhưng chỗ này cá có vẻ tươi ngon hơn thì trên đó có dán một cái nhãn hiệu riêng, còn cá chỗ khác không có nhãn hiệu. Đó là cách làm của hiệp hội ngư dân, họ tiêu chuẩn hóa sản phẩm của mình để gia tăng giá trị.

Việc tổ chức cộng đồng là rất quan trọng đối với nghề cá, thông qua tổ chức cộng đồng mới có thể thực hiện tốt nhất các hoạt động về tiêu chuẩn hóa, về quản lý, kiểm soát bảo vệ nguồn lợi... Vấn đề ở đây tổ chức cộng đồng không phải là hợp tác xã, vì hợp tác xã có thể chung tài sản, còn tổ chức cộng đồng không chung tài sản mà xây dựng những giá trị mềm chung. Đó là thương hiệu chung, hệ thống quản lý chung, tiêu chuẩn chung...  

Tuổi trẻ Online
Đăng ngày 31/08/2012
Đánh bắt

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 22:04 28/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 22:04 28/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 22:04 28/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 22:04 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 22:04 28/03/2024