Mô hình nuôi ghẹ xanh kết hợp với rong đỏ

Nhiều mô hình nuôi kết hợp được áp dụng trong nuôi trồng thủy sản (NTTS) nhằm tăng sản lượng và tăng năng xuất. Tuy nhiên, việc chọn lựa các đối tượng nuôi kết hợp phải phù hợp với mô hình nuôi nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất. Nghiên cứu này nhằm đánh giá sản lượng và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi kết hợp ghẹ xanh với rong đỏ.

Mô hình nuôi ghẹ xanh kết hợp với rong đỏ
Nuôi kết hợp ghẹ xanh với rong đỏ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: web.nchu.edu.tw

Giới thiệu

Ghẹ xanh là một trong những loài hải sản có giá trị kinh tế cao, tại một số nước sản lượng ghẹ xanh đóng vai trò quan trọng trong sản lượng thủy sản. Nhu cầu ghẹ xanh tiêu thụ trên thế giới ngày càng tăng, tuy nhiên hiện nay khoảng hơn 90% sản lượng ghẹ xanh được khai thác từ tự nhiên. Nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng trong khi sản lượng khai thác ngày một suy giảm. Do đó, cần phải phát triển các mô hình nuôi ghẹ xanh nhằm tăng sản lượng ghẹ cung cấp cho tiêu thụ đồng thời bảo tồn nguồn lợi ghẹ tự nhiên.

Nhiều mô hình nuôi được áp dụng nhằm tăng sản lượng đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng. Tuy nhiên, hiệu quả của các mô hình nuôi không cao do nhiều nguyên nhân, trong đó hiện tượng ăn nhau của cua ghẹ làm cho tỉ lệ sống giảm và hiệu quả kinh tế thấp. Nhiều giải pháp được đưa ra để hạn chế hiện tượng ăn nhau của cua ghẹ trong các mô hình nuôi bao gồm: cung cấp đủ thức ăn, tạo nơi cư trú, phân size trong quá trình nuôi, cắt bỏ càng, …tuy nhiên, việc cắt bỏ càng chỉ áp dụng ở giai đoạn nhỏ.

Mô hình nuôi cua ghẹ kết hợp với các đối tượng nuôi khác như: cá, hai mảnh vỏ, hoặc các loài giáp xác khác đã được áp dụng tại Thái Lan và Đài Loan. Tại Trung Quốc, rong Gracilaria được nuôi kết hợp với tôm và cua. Tại Indonesia, ghẹ xanh được nuôi kết hợp với cá rô phi trong các giai lưới với một lớp cát ở đáy ao làm nơi trú ẩn cho cua trong quá trình lột xác. Việc nuôi kết hợp rong đỏ với ghẹ xanh hay cua biển trong đó rong đỏ tạo ra nơi trú ẩn cho cua ghẹ trong quá trình lột xác.

Rong đỏ có giá trị kinh tế cao với thành phần chủ yếu là carrageenan, là nguyên liệu quan trọng để sản xuất các sản phẩm có giá trị khác. Rong đỏ dễ nuôi và nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao. Do đó, rong đỏ có thể được nuôi quanh năm và kết hợp với các đối tượng nuôi khác. Trên cơ sở đó, rong đỏ nuôi kết hợp với ghẹ xanh là một giải pháp được lựa chọn và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho mô hình nuôi.

Phương pháp nghiên cứu

Thí nghiệm được bố trí trong các giai nuôi được thiết kế 1x1x1m với kích thước mắt lưới 2 cm, nhằm đánh giá ảnh hưởng của các mật độ rong đỏ khác nhau trong mô hình nuôi kết hợp với ghẹ xanh lên tăng trưởng, tỉ lệ sống và hiệu quả kinh tế.

Thí nghiệm bao gồm 5 nghiệm thức với 3 lần lặp lại được trình bày trong Bảng. Ghẹ xanh với trọng lượng ban đầu trung bình là 43 g. Ghẹ được cho ăn cá tạp, giai đoạn đầu cho ăn khoảng 10% sinh khối, sau đó giảm dần 1% trong giai đoạn sau.

Trong suốt thời gian thí nghiệm các chỉ tiêu môi trường được theo dõi mỗi ngày, đảm bảo dao động không quá lớn, các chỉ tiêu bao gồm: nhiệt độ (24 - 27,9oC), pH (7,7 – 8,9), và độ mặn (31,3 – 34%o).    

Nghiệm thức

Mật độ ghẹ (con/m3)

Mật độ rong đỏ (g/m3)

T0

10

0

T1

10

500

T2

10

750

T3

10

1000

T4

0

1000


Kết quả

Các chỉ tiêu tăng trưởng và tỉ lệ sống:

Kết quả cho thấy tỉ lệ sống (SR, %) thấp nhất ở nghiệm thức T0 (0,8 ± 1), và cao nhất ở nghiệm thức T1 và T2 tương đương với 22 ± 1,6 và 24 ± 2,4 khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại (P<0,05). Tốc độ tăng trưởng đặc biệt ngày (SGR, %/day) cao nhất ở nghiệm thức T2 và thấp nhất ở nghiệm thức T0; trong khi đó, năng suất cao nhất ở nghiệm thức T2 và thấp nhất ở nghiệm thức T1 (P<0,05).

Thử nghiệm với hình thức nuôi rong đỏ ở tầng đáy với việc treo rong đỏ trong các lồng nuôi. Kết quả cho thấy SGR và năng suất của mô hình nuôi rong ở đáy lồng cho hiệu quả cao hơn ở tất cả các mật độ so với mô hình nuôi treo.

Hiệu quả kinh tế:

Phân tích đầu tư trên diện tích 25m3 mặc nước cho thấy, nếu áp dụng mô hình nuôi kết hợp theo T2 (với 10 ghẹ kết hợp với 750g rong đỏ/1m3) với vốn đầu tư ban đầu khoảng 11.250 phP, tỉ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí ban đầu đầu tư (ROI, %) khoảng 40%.

Kết luận

Sản lượng và hiệu quả kinh tế trong mô hình nuôi kết hợp ghẹ xanh được đánh giá thông qua ảnh hưởng của mật độ rong đỏ và hệ thống nuôi. Hiệu quả kinh tế và tăng trưởng đạt cao nhất trong mô hình nuôi: 10 ghẹ/m3 kết hợp với 750g rong đỏ/m3, trong đó mô hình đạt hiệu quả tối ưu khi rong đỏ được nuôi ở đáy của lồng nuôi. 

Bài viết trên: Cdo.ustp.edu

Đăng ngày 10/01/2018
HUỲNH NHƯ Lược dịch
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Vì sao không nên cho tôm ăn khi trời mưa, giông bão?

Khi trời mưa hoặc giông bão, có rất nhiều yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến môi trường ao nuôi cũng như hành vi ăn uống của tôm. Do đó, việc cho tôm ăn trong những điều kiện thời tiết này có thể gây ra nhiều rủi ro, không chỉ làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn mà còn có thể gây hại cho tôm

Ao nuôi
• 09:52 23/09/2024

Tối ưu hóa sản xuất tôm: Khả năng giảm lượng thức ăn trong hệ thống Symbiotic

Chi phí thức ăn là khoản chi lớn nhất đối với người nuôi tôm. Giảm lượng thức ăn tiêu thụ trong khi vẫn duy trì hiệu suất tăng trưởng tối ưu là một bài toán mà cả ngành tôm thế giới theo đuổi.

Tôm thẻ
• 09:00 21/09/2024

Nuôi tổng hợp thủy sản dưới tán cây ngập mặn kết hợp phát triển du lịch sinh thái

Trong những năm gần đây, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tập trung chuyển giao các mô hình nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường, hạn chế sử dụng kháng sinh, tạo được sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng.

Thủy sản
• 14:19 20/09/2024

Kiểm dư lượng hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản đã làm dấy lên lo ngại về sức khỏe người tiêu dùng và môi trường. Kiểm tra dư lượng hóa chất và kháng sinh là biện pháp quan trọng giúp đảm bảo sản phẩm thủy sản an toàn, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của thị trường nội địa và quốc tế.

Mẫu tôm
• 10:17 20/09/2024

Sá sùng là loài hải sản chức năng

Gần đây một báo cáo của nhóm nghiên cứu người Trung Quốc cho thấy kinase thu được từ sá sùng giúp làm tan cục huyết khối ở mạch máu. Điều này mở ra hướng đi mới cho việc khai thác được các loài động vật có hiệu quả ứng dụng trong y học.

Sá sùng
• 22:22 23/09/2024

Nhập khẩu sò điệp Nhật Bản về Việt Nam tăng đột biến

Sò điệp Nhật Bản, một loại hải sản cao cấp, đã trở thành món ăn quen thuộc với những người sành ăn tại Việt Nam. Với hương vị đặc trưng và giá trị dinh dưỡng cao, sò điệp Hokkaido được xem là "tinh hoa từ biển cả" của Nhật Bản. Tuy nhiên, sự gia tăng đột biến trong lượng nhập khẩu sò điệp Nhật Bản vào Việt Nam thời gian gần đây đã tạo ra nhiều biến động trên thị trường. Điều gì đã dẫn đến hiện tượng này và cơ hội nào đang mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam? Cùng khám phá sâu hơn về xu hướng nhập khẩu hải sản Nhật Bản đặc biệt là sò điệp vào Việt Nam và những cơ hội đến thị trường trong nước.

Sò điệp
• 22:22 23/09/2024

Kiên quyết xử lý dứt điểm tàu cá "3 không" tại Việt Nam

Việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản luôn là một chủ đề quan trọng đối với Việt Nam - quốc gia có đường bờ biển dài và nguồn tài nguyên biển phong phú.

Tàu cá
• 22:22 23/09/2024

pH ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi?

pH là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong môi trường ao nuôi tôm, có tác động trực tiếp đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm. Điều này là do tôm sống trong môi trường nước, và những thay đổi trong mức độ pH có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, hô hấp, và khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của chúng.

Tôm thẻ
• 22:22 23/09/2024

Vì sao không nên cho tôm ăn khi trời mưa, giông bão?

Khi trời mưa hoặc giông bão, có rất nhiều yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến môi trường ao nuôi cũng như hành vi ăn uống của tôm. Do đó, việc cho tôm ăn trong những điều kiện thời tiết này có thể gây ra nhiều rủi ro, không chỉ làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn mà còn có thể gây hại cho tôm

Ao nuôi
• 22:22 23/09/2024
Some text some message..