Mở hướng nuôi tôm an toàn, bền vững

Ðể chủ động phòng, chống dịch bệnh, nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc nuôi tôm, các hộ ở thôn Ðông Ðiền, xã Phước Thắng (huyện Tuy Phước) đã liên kết thành tổ cộng đồng nuôi tôm. Cách làm này mang lại hiệu quả thiết thực trên nhiều mặt.

Mở hướng nuôi tôm an toàn, bền vững
Các hộ nuôi tôm thôn Đông Điền đã dẫn nước vào ao và chuẩn bị thả giống cùng thời điểm theo lịch thời vụ.

Cách đây hơn 10 năm, người dân ở Đông Điền chủ yếu trồng lúa. Nhưng do đất ruộng bị nhiễm mặn, năng suất thấp, năm 2006, được sự hỗ trợ của tỉnh, huyện, xã Phước Thắng chuyển đổi đất ruộng ở đây thành vùng nuôi tôm, mở hướng phát triển kinh tế cho người dân.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Thắng, chia sẻ: “Sau khi hình thành vùng nuôi tôm Đông Điền, xã đã thành lập chi hội nuôi tôm để mọi người giúp nhau sản xuất và được người dân đồng tình ủng hộ. Từ đó, hiệu quả kinh tế tăng lên, đời sống người dân “dễ thở” hẳn”.

Nhưng phải đến năm 2016 - 2017, nhờ Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) tác động, ở Đông Điền hình thành cộng đồng nuôi tôm và nghề nuôi tôm ở đây đã thay đổi vượt bậc. Dự án đã hỗ trợ xây dựng, nâng cấp hệ thống kênh cấp nước, thoát nước; xử lý chất thải chung; hệ thống điện phục vụ sản xuất; hỗ trợ 50% tôm giống đảm bảo chất lượng cho các hộ dân trong mô hình thả nuôi vụ 1 năm 2017. Kết quả Dự án, bình quân mỗi hộ đã thu lãi từ 80 - 100 triệu đồng/vụ.

Ông Phạm Văn Chạy, Chi hội trưởng cộng đồng nuôi tôm Đông Điền, cho biết: “Các hộ tham gia nuôi tôm theo mô hình cộng đồng thực hiện theo quy định chặt chẽ, với phương châm “3 cùng”: Cùng cải tạo ao nuôi một lúc, cùng lấy nước vào – thải nước ra, cùng chọn mua con giống đạt chất lượng để thả nuôi cùng thời điểm. Chúng tôi vừa tuân thủ nghiêm ngặt lịch thời vụ, quy trình kỹ thuật được tập huấn, vừa dựa vào tính cộng đồng, giúp đỡ nhau tận tình trong sản xuất”.

Hiệu quả từ cách làm mới đã thuyết phục được nhiều người. Đến nay, cộng đồng nuôi tôm Đông Điền có 43 hộ tham gia với 45 ao nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức bán thâm canh - an toàn sinh học, tổng diện tích khoảng 23,5 ha.

Ông Lê Thanh Tâm, thành viên cộng đồng, kể: “Dự án không chỉ hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, mà còn hỗ trợ quy trình nuôi theo mật độ thả nuôi 40 con giống/m2, con giống mua tại Công ty CP Việt - Úc Bình Định, đã qua kiểm định, tỉ lệ nuôi thành công rất cao. Dự án đã kết thúc từ cuối năm 2017, không còn được hỗ trợ nhưng người nuôi tôm ở đây vẫn duy trì quy trình nuôi như trước đó, bởi hiệu quả cao trên nhiều mặt”.

Cùng chung niềm vui, ông Đặng Tấn Hùng, một hộ nuôi tôm ở đây, hồ hởi: “Lúc trước, vùng này chỉ có một mương vừa cấp vừa thoát nước, vì thế khi dịch bệnh phát sinh là lây lan trên diện rộng. Năm không có dịch mỗi hộ nuôi tôm lãi từ 10 - 20 triệu đồng/năm, có hộ lỗ nặng. Từ khi có CRSD, mỗi năm một hộ thu lợi nhiều hơn trước gấp 8 - 10 lần. Cộng đồng dân cư vì thế càng thêm gắn kết”.

Mô hình cộng đồng nuôi tôm không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn mở ra một hướng đi mới trong phát triển nghề nuôi trồng thủy sản an toàn, bền vững - nhìn từ điển hình của mô hình cộng đồng nuôi tôm Đông Điền. Theo ông Phạm Quang Ân, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Tuy Phước, từ thành công của Đông Điền, huyện đang khuyến khích các địa phương khác có nghề nuôi tôm, như Vinh Quang (xã Phước Sơn), Kim Đông (Phước Hòa) áp dụng theo.

Ông Phạm Thanh Nhân, Trưởng phòng Nuôi trồng Thủy sản - Chi cục Thủy sản (Sở NN&PTNT), cho hay: “Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được nhiều mô hình cộng đồng nuôi tôm ở Hoài Mỹ, Hoài Hải (huyện Hoài Nhơn); Mỹ Chánh (huyện Phù Mỹ)... góp phần tăng hiệu quả sản xuất, giảm nguy cơ dịch bệnh, ổn định đời sống cho người dân. Chi cục sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phối hợp cùng chính quyền các địa phương tiếp tục nhân rộng mô hình này trong thời gian tới”.

Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (Coastal Resources For Sustainable Development Project - CRSD) là dự án do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, gồm 4 hợp phần: Tăng cường năng lực thể chế cho quản lý nghề cá bền vững (5,3 triệu USD); Thực hành tốt trong nuôi trồng thủy sản bền vững (48,1 triệu USD); Quản lý bền vững khai thác thủy sản ven bờ (52,2 triệu USD); Quản lý, theo dõi và đánh giá Dự án (12,3 triệu USD).

Việc hình thành cộng đồng nuôi tôm ở Ðông Ðiền thuộc hợp phần thứ hai. Mục tiêu của hợp phần là hỗ trợ việc xúc tiến và phát triển thực hành tốt trong nuôi trồng thủy sản ven biển và nuôi biển bền vững, có trách nhiệm tại các vùng được lựa chọn, tập trung vào hình thức nuôi quảng canh, nhờ cải thiện tính bền vững, quản lý chất lượng và rủi ro.

Đã thả nuôi tôm trên diện tích 1.109,6 ha

Theo tin từ Chi cục Thủy sản (Sở NN&PTNT), đến thời điểm này, diện tích thả nuôi tôm toàn tỉnh đã đạt 1.109,6 ha. Trong đó, huyện Tuy Phước thả nuôi tôm với diện tích lớn nhất tỉnh là 679,8 ha, tiếp đến là các huyện: Phù Mỹ 260,7 ha, Hoài Nhơn 69,9 ha, Phù Cát 67,4 ha và TP Quy Nhơn 31,8 ha. Số lượng con giống thả nuôi khoảng 406,83 triệu con; trong đó, tôm thẻ chân trắng 290,93 triệu con, tôm sú 115,9 triệu con.

Mặc dù mới bước vào đầu vụ, song dịch bệnh tôm do môi trường biến động đã xảy ra tại xã Hoài Mỹ (huyện Hoài Nhơn) trên diện tích 1,2 ha. Hiện Chi cục Thủy sản đang phối hợp cùng các đơn vị liên quan, chính quyền địa phương hướng dẫn người nuôi tôm tại vùng xảy ra dịch bệnh triển khai các biện pháp xử lý, không để lây lan trên diện rộng.

Báo Bình Định
Đăng ngày 20/03/2019
Đoàn Ngọc Thuận
Nuôi trồng

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 23:48 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 23:48 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 23:48 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 23:48 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 23:48 25/04/2024