Mô tả chi tiết về sự phát triển của ấu trùng cá vược lai

Họ cá vược là loài cá được đánh giá cao ở nhiều nơi trên thế giới.

cá vược sọc
Cá vược lai được tạo ra từ cá vược trắng cái với cá vược sọc đực. Ảnh Yandex Zen

Cá vược sọc (Morone saxatilis) đã được nuôi trồng ở Hoa Kỳ trong hơn một thế kỷ qua bằng phương pháp sinh sản tự nhiên và thông qua sinh sản nhân tạo kể từ những năm 1960. Tuy nhiên, sự ra đời của giống cá vược lai - kết hợp tốc độ tăng trưởng nhanh của cá vược sọc (Morone saxatilis) với khả năng chống chịu nhiệt độ cao, mức oxy thấp của cá vược trắng (Morone chrysops) đã thúc đẩy việc mở rộng nuôi trồng loài cá lai này. Việc nuôi cá vược lai bắt đầu ở Hoa Kỳ vào những năm 1970 và vào năm 1973, cơ sở sản xuất cá vược sọc lai thương mại đầu tiên được thành lập. Đến năm 1980, một số trang trại đã đi vào hoạt động và năm 2000, sản lượng hàng năm đạt 5000 tấn. Sản xuất ở châu Á bắt đầu vào năm 1996, tiếp theo là châu Âu vào năm 2004. 

Có hai dòng cá lai khác nhau được tạo ra bằng cách thay đổi lựa chọn cá cái (cá vược sọc hoặc cá vược trắng). Ấu trùng cá vược lai nở ra từ cá vược sọc cái lớn hơn, dễ nuôi hơn nhưng thời gian trưởng thành lâu (~5 năm) và không thích hợp cho quá trình sinh sản, ấp trứng khi trưởng thành. Vì vậy, nhiều trại giống vẫn ưu tiên lựa chọn phương pháp lai cá vược trắng cái (Morone chrysops) với cá vược sọc đực (Morone saxatilis).

Một yêu cầu thiết yếu trong hoạt động nuôi ấu trùng là khả năng theo dõi sự phát triển của ấu trùng và xác định những sai lệch so với quỹ đạo phát triển bình thường. Tuy nhiên, bất chấp tầm quan trọng kinh tế ngày càng tăng của chúng, vẫn chưa có một mô tả chi tiết về sự phát triển của ấu trùng cá vược lai trong điều kiện nuôi nhốt. Do đó, nghiên cứu được thực hiện để đáp ứng nhu cầu này, chụp ảnh, phân tích ấu trùng cá vược lai từ khi nở đến ngày 43 cung cấp những mô tả chi tiết về sự chuyển đổi giữa các giai đoạn và nghiên cứu các đặc điểm hình thái phát triển trong trại giống thực nghiệm.

Kết quả nghiên cứu đã xác định 15 giai đoạn phát triển riêng biệt bằng cách quan sát ghi nhận các đặc điểm mới của ấu trùng. Đáng chú ý là có thể nhận thấy có hai giai đoạn chính, trong đó ấu trùng cá vược lai có được phần lớn các đặc điểm mới từ khi nở đến khi cho ăn lần đầu (giai đoạn A đến E ) và trong quá trình biến thái (giai đoạn H đến K). Ngoài hai giai đoạn này, ấu trùng có ít thay đổi xảy ra hơn. 

cá vược lai
cá vược lai
cá vược lai
Bảng đặc điểm xác định các giai đoạn ấu trùng cá vược lai. 

Trong khi tuổi là thước đo tiêu chuẩn về sự phát triển của ấu trùng, sự khác biệt về di truyền, sinh học và phi sinh học giữa các cá thể và loài dẫn đến sự khác biệt đáng kể về tốc độ phát triển. Do sự biến đổi này, các thông số hình thái bổ sung khác như chiều dài hoặc trọng lượng tiêu chuẩn được đề xuất là các chỉ số phát triển tốt hơn so với tuổi. Ví dụ như tuổi tác được coi là một yếu tố dự đoán chính xác về sự phát triển của cá hề nhưng không phải đối với ngựa vằn. Dữ liệu hiện tại cho thấy rằng đối với cá vược lai, chiều dài tiêu chuẩn là một chỉ số tốt, vượt trội hơn so với trọng lượng tiêu chuẩn về cả độ chính xác và dễ đo. 

Nhìn chung, nghiên cứu này cung cấp tài liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu trong tương lai về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ấu trùng cá vược lai và là một bước quan trọng để giải quyết các nút thắt trong hoạt động nuôi ấu trùng ở loài này.
Nguồn: Gajbhiye, D. S., Oz, I., Columbus-Shenkar, Y. Y., & Golan, M. (2022). Larval development staging table for hatchery-reared sunshine bass (Morone chrysops♀ x Morone saxatilis♂) [online], viewed 8 December 2021, from:< https://doi.org/10.1016/j.aquaculture.2021.737379> 
Đăng ngày 05/01/2022
Uyên Đào @uyen-dao
Khoa học

Ảnh hưởng của nhiệt độ lên tỉ lệ giới tính ấu trùng tôm sú

Ở tôm sú, con cái lớn nhanh và có kích thước lớn hơn con đực. Tác động của nhiệt độ có thể làm tăng đáng kể sự biểu hiện của các gen xác định giới tính, giúp cải thiện tỷ lệ giới tính như mong muốn trong đàn.

tôm sú
• 16:28 23/09/2021

Trung Quốc chuyển sang nuôi tôm sú vì giá cao

Người nuôi tôm ở Trung Quốc đang chuyển sang nuôi tôm sú nhiều hơn do giá tốt hơn, theo Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản lớn nhất của Trung Quốc.

tôm sú
• 18:44 17/08/2021

Nuôi tôm thâm canh bổ sung thức ăn tươi sống

Thử nghiệm nuôi tôm sú bằng tảo lục sợi (Chaetomorpha sp.) và ốc (Stenothyra sp.) cho thấy cải thiện tăng trưởng, nâng cao năng suất và tăng cường hấp thu, chuyển hóa thức ăn nhân tạo góp phần giảm chi phí sản xuất cho người nuôi.

ốc cho tôm ăn
• 17:12 28/07/2021

Hiệu quả từ nuôi tôm kết hợp thả cá rô phi xử lý nguồn nước

Hiện nay, nuôi tôm kết hợp cá rô phi xử lý nước ở ấp Vĩnh Điền (xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải) được xem là mô hình cho hiệu quả kinh tế cao.

Cá rô phi
• 10:23 19/07/2021

Ảnh hưởng của bọt khí siêu nhỏ lên tôm thẻ chân trắng

Nuôi tôm tại Việt Nam đối mặt với thách thức lớn từ bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Nghiên cứu này đánh giá tiềm năng ứng dụng công nghệ bong bóng nano oxy và ozone trong kiểm soát bệnh, thông qua thí nghiệm so sánh hiệu quả giữa bong bóng thường và bong bóng nano trên tôm thẻ chân trắng. Mục tiêu nhằm tìm giải pháp thay thế kháng sinh, cân bằng giữa hiệu quả diệt khuẩn và an toàn cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:59 25/04/2025

Công nghệ chỉnh sửa gen trong nuôi tôm: Tăng sức đề kháng bệnh mà không cần kháng sinh

Ngành nuôi tôm Việt Nam đang đối mặt với nỗi lo lớn: dịch bệnh như đốm trắng (WSSV) hay hoại tử gan (AHPND) khiến tôm chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề.

Tôm
• 09:38 24/04/2025

Mối quan hệ thời gian đông máu và sức khỏe tôm nuôi

Sức khoẻ tôm nuôi trong ao ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác động như thời tiết khí hậu, mùa vụ, chất lượng nguồn nước với các thông số môi trường liên quan, dịch bệnh, chất lượng giống, thức ăn, mật độ nuôi, kỹ thuật chăm sóc quản lý... Đánh giá tôm khoẻ, tôm yếu, thông qua hoạt động bơi lội, tiêu thụ mồi, tăng trưởng, tỷ lệ sống, độ đồng đều size cỡ, cơ thịt, màu sắc vỏ, những vấn đề liên quan đến gan, ruột tôm…Một phương pháp đánh giá nhanh, thông qua thời gian đông máu tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:12 23/04/2025

AI dự đoán chất lượng tôm con: Chọn lô giống chuẩn ngay từ đầu

Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra cơ hội lớn cho ngành nuôi tôm, giúp nông dân chọn lô giống chất lượng với độ chính xác cao. Tôm con khỏe mạnh là yếu tố quyết định để vụ tôm đạt năng suất và lợi nhuận tốt.

Tôm giống
• 09:56 23/04/2025

Siết chặt quản lý khai thác thủy sản năm 2025

Việt Nam là một trong những quốc gia ven biển có ngành thủy sản phát triển mạnh mẽ tại khu vực Đông Nam Á.

Tàu cá
• 07:55 26/04/2025

Ảnh hưởng của bọt khí siêu nhỏ lên tôm thẻ chân trắng

Nuôi tôm tại Việt Nam đối mặt với thách thức lớn từ bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Nghiên cứu này đánh giá tiềm năng ứng dụng công nghệ bong bóng nano oxy và ozone trong kiểm soát bệnh, thông qua thí nghiệm so sánh hiệu quả giữa bong bóng thường và bong bóng nano trên tôm thẻ chân trắng. Mục tiêu nhằm tìm giải pháp thay thế kháng sinh, cân bằng giữa hiệu quả diệt khuẩn và an toàn cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:55 26/04/2025

Tình hình nuôi trồng và quy hoạch thủy sản Việt Nam năm 2025

Ngành thủy sản Việt Nam từ lâu đã đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn tạo ra hàng triệu việc làm và đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, trước những thách thức của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, và yêu cầu ngày càng cao từ các thị trường quốc tế, ngành thủy sản nói chung và lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói riêng đang đứng trước yêu cầu phải chuyển đổi mạnh mẽ theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 07:55 26/04/2025

Cá Mó - Chiến binh bảo vệ rạn san hô

Trong bức tranh sinh thái biển rộng lớn, cá Mó (Parrotfish) không chỉ là một sinh vật biển rực rỡ sắc màu, mà còn là một mắt xích quan trọng giúp bảo vệ và duy trì sự sống cho các rạn san hô. Tuy nhiên, trước thực trạng đánh bắt quá mức và nhận thức chưa đầy đủ từ cộng đồng, loài cá đặc biệt này đang đứng trước nguy cơ suy giảm nghiêm trọng. Việc hiểu rõ vai trò sinh thái của cá Mó là bước đầu tiên để gìn giữ đại dương.

Cá mó
• 07:55 26/04/2025

Hiệu quả của peptide kháng khuẩn (AMPs) trong phòng trị bệnh tôm

Trong ngành nuôi tôm, so với giai đoạn năm 1991, người nuôi từng sử dụng nhiều loại kháng sinh để phòng và trị bệnh.

Vi khuẩn
• 07:55 26/04/2025
Some text some message..