Móng Cái: Phát huy thế mạnh kinh tế thủy sản

TP Móng Cái có trên 50km bờ biển, trên 6.000ha đất bãi triều, hơn 2.700ha ao, đầm nuôi trồng thủy sản (NTTS). Nguồn lợi thủy sản tự nhiên và nuôi trồng phong phú, giá trị, có thị trường tiêu thụ sản phẩm thuận lợi… là lợi thế quan trọng cho việc phát triển ngành thủy sản của địa phương.

Móng Cái: Phát huy thế mạnh kinh tế thủy sản
Khu nuôi tôm của gia đình ông Hoàng Văn Trình thuộc vùng nuôi thủy sản tập trung thôn Nam, xã Vạn Ninh.

Xác định nuôi trồng và đánh bắt thủy sản là một trong những thế mạnh của địa phương, thời gian qua, TP Móng Cái đã tăng cường công tác lãnh đạo, quản lý nhà nước về quy hoạch đối với lĩnh vực thủy sản. Đẩy mạnh việc thu hút nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế vào NTTS. Nhất là tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật các vùng NTTS tập trung gắn với xây dựng nông thôn mới, tạo điều kiện cho công tác quản lý và tổ chức sản xuất hiệu quả, bền vững tại các vùng nuôi.

Hiện nay, tại 11/12 vùng NTTS tập trung ở Móng Cái, người nuôi tôm đã tự đầu tư xây dựng các hệ thống đường, điện, kênh mương, ao, đầm nuôi với một số công nghệ nuôi tiên tiến, như: Hệ thống bờ, đáy ao lót bạt, ao nuôi tôm vụ đông có mái che, máy bắn thức ăn, nuôi vi sinh, hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi, nuôi tuần hoàn nước, hệ thống thu gom, xử lý phân tôm...

thủy sản Quảng Ninh, nuôi tôm, nuôi cá, thủy sản, vùng nuôi thủy sản

Nuôi tôm theo quy trình VietGAP tại cơ sở nuôi tôm của gia đình ông Bùi Ngọc Liêm (khu 9, phường Hải Hòa).

Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đạt nhiều kết quả, Móng Cái trở thành một trong những vùng NTTS tập trung lớn của tỉnh. Để hạn chế tình hình dịch bệnh, TP Móng Cái đang phối hợp với các ngành chức năng, cơ quan chuyên môn về thủy sản kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh và tập huấn khoa học kỹ thuật, khuyến cáo người nuôi các biện pháp kỹ thuật cần thiết để phòng chống dịch bệnh. Công tác quan trắc môi trường, phòng chống dịch bệnh thủy sản được duy trì thường xuyên. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát các cơ sở kinh doanh vật tư, thuốc thú y phục vụ cho ngành Thủy sản được tăng cường, đảm bảo theo đúng quy định.

Năm 2018, tổng diện tích NTTS của thành phố đạt 1.790ha. Tổng sản lượng thủy sản đạt 19.565 tấn, tăng 4% so với năm 2017 (trong đó sản lượng khai thác đạt 8.630 tấn, tăng 9%, sản lượng nuôi trồng đạt 10.935 tấn, tăng 1%). Giá trị sản xuất ngành Thủy sản đạt gần 860 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2017.

Song song với đó, việc nâng cao năng lực khai thác, đánh bắt hải sản cũng được quan tâm. Hiện toàn thành phố có 1.269 tàu thuyền đánh bắt thủy, hải sản với tổng công suất là 33.987CV, trong đó: Tàu cá có công suất từ 20CV đến < 90CV là 805 chiếc, tàu cá có công suất >90CV là 29 chiếc. Móng Cái cũng tích cực tăng cường quản lý tàu cá, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quản lý sản xuất giống, nuôi trồng, khai thác, thu mua và dịch vụ hậu cần nghề cá đảm bảo VSATTP.

Các xã, phường ven biển thường xuyên tổ chức tuyên truyền đến người dân trên địa bàn các nội dung quy định về các nghề cấm khai thác thủy sản của Nhà nước bằng hình thức phát thanh trên hệ thống loa phát thanh tại các nhà văn hóa xã, phường. Năm 2018, thành phố đã tổ chức 2 điểm cho cán bộ, nhân dân tham gia thả giống phóng sinh, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản với 123.000 con giống các loại. Các ngành chức năng đã xử lý 198 vụ vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính trên 510 triệu đồng, bán phát mại hàng hóa tịch thu gần 94 triệu đồng...

thủy sản Quảng Ninh, nuôi tôm, nuôi cá, thủy sản, vùng nuôi thủy sản, đánh bắt thủy sản

CBCS Đồn Biên phòng Trà Cổ lập biên bản đối với các chủ phương tiện khai thác thủy sản trái phép.

TP Móng Cái đang tích cực chỉ đạo triển khai thực hiện Quy hoạch vùng NTTS tập trung trên địa bàn thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, mục tiêu đến năm 2020, tổng diện tích nuôi trồng đạt trên 2.278ha; tổng sản lượng NTTS tại các vùng tập trung đạt gần 12.000 tấn. Cụ thể, năm 2019 phấn đấu sản lượng nuôi trồng đạt 11.000 tấn. Tổng diện tích NTTS đạt 1.909ha.

Hiện thành phố đã hoàn thành bàn giao cắm mốc hiện trường cho 10/10 xã, phường quản lý, ban hành quy chế quản lý các vùng NTTS tập trung. Thành lập các tổ quản lý cộng đồng tại các vùng NTTS tập trung. Đẩy mạnh triển khai tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật các vùng NTTS tập trung gắn với xây dựng nông thôn mới, tạo điều kiện cho công tác quản lý và tổ chức sản xuất hiệu quả, bền vững tại các vùng nuôi.

Thiết lập cơ chế mở nhằm đẩy mạnh đầu tư NTTS theo mô hình hợp tác công - tư (PPP); hỗ trợ tư nhân vay vốn thông qua tín dụng ưu đãi để đầu tư NTTS theo hướng thâm canh, siêu thâm canh; tạo điều kiện để các doanh nghiệp tư nhân đầu tư phát triển nuôi theo mô hình nuôi công nghệ cao. Chuyển đổi mạnh cơ cấu nuôi phù hợp với tiềm năng lợi thế của từng vùng sinh thái, ưu tiên phát triển tại các vùng trong đê...

Báo Quảng Ninh
Đăng ngày 10/01/2019
Thái Cảnh
Nông thôn

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 10:11 10/01/2025

Nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch: Xu hướng bền vững cho năm 2025

Trong bối cảnh toàn cầu hướng tới phát triển bền vững, Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy của các mô hình kết hợp kinh tế và bảo vệ môi trường. Một trong số đó là "nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch" – giải pháp mang lại lợi ích kép.

Mô hình nuôi
• 09:39 02/01/2025

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 20:58 14/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:58 14/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 20:58 14/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 20:58 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 20:58 14/01/2025
Some text some message..