Theo nghiên cứu này, chưa tới một phần năm số loài cá mập trong ngành thương mại này được đánh bắt một cách có trách nhiệm. Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu có thể ước tính số loài trong quá trình buôn bán vây cá mập và phân loại chúng theo nguy cơ tuyệt chủng.
Chapman cho biết: “Nhóm nghiên cứu của chúng tôi ở Hồng Kông và các nhà nghiên cứu tại Mỹ đã làm một công việc khám phá DNA nhỏ trên những mẩu thừa được sản sinh ra khi thương nhân làm sạch vây để cung cấp cho thị trường bán lẻ”.
Việc biết được một cái vây lấy từ một loài cá mập nguy cấp hay một loài liên quan là rất khó khăn. Các vây cá mập trông giống nhau sau khi chúng được chế biến để bán. Các vây cá mập quá đắt để mua với số lượng lớn và các nhà cung cấp không có khả năng tặng các mẫu cho nghiên cứu.
Không chút nản lòng, các nhà nghiên cứu đã đi xem xét. Những gì họ tìm thấy là một thành phố với rất nhiều các nhà cung cấp vây cá mập và các mảnh vây phù hợp với nghiên cứu. Họ lặng lẽ mua 4.800 mảnh vây từ gần 100 nhà cung cấp và bắt đầu tìm kiếm các mẫu ADN khả thi.
Sử dụng các kỹ thuật DNA tuỳ chỉnh để xác định cá mập từ súp vây cá mập, mỹ phẩm hoặc dầu gan cá mập, nhóm nghiên cứu đã xác định gần 80 loài cá mập và cá đuối trên thị trường bán lẻ vây cá mập ở Hồng Kông - một trung tâm quan trọng phản ánh các xu hướng trong ngành thương mại vây cá mập trên toàn thế giới. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra các loài cá mập từ các vùng ven biển đến vùng biển sâu, lớn hoặc nhỏ, có vây có các hình dạng và kích cỡ khác nhau, 1/3 trong số này được các chuyên gia tại Quỹ Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế liệt kê là bị đe doạ tuyệt chủng.
Ông Chapman cho biết: “Sự đa dạng về loài cho chúng ta biết thị trường vẫn duy trì nhiều loại vây khác nhau và nếu nguồn cung cấp của một loài bị cạn kiệt vì loài này biến mất trong tự nhiên, thương mại vây cá mập có thể tiếp tục với các loài khác. Vì thương mại vây cá mập không không theo dõi theo từng loài, điều này sẽ tạo ra một tình huống là một số loài cá mập có thể giảm số lượng theo hướng tuyệt chủng mà không được chú ý do thương mại vây cá mập được đẩy mạnh với các loài có số lượng nhiều hơn”.
Các nhà nghiên cứu cũng đã tham khảo một nghiên cứu gần đây cho thấy tất cả các loài cá mập và cá đuối trên khắp thế giới được quản lý để đảm bảo rằng việc đánh bắt có thể được duy trì theo thời gian.
Philip Chou, một nhân viên của chiến dịch bảo tồn cá mập toàn cầu của Quỹ Pew Charitable Trusts, người đã hỗ trợ nghiên cứu cho biết: “Ngăn chặn buôn bán bất hợp pháp và không bền vững đối với vây cá mập đòi hỏi cách tiếp cận toàn diện. Các loài cá mập bị đe doạ sẽ chỉ tồn tại nếu các thực tiễn thương mại và quản lý nghề cá tốt hơn được áp dụng tại địa phương và quốc tế. Các nguồn lực bổ sung cũng cần được đầu tư để tăng cường thực thi các quy định hiện hành”.
Chỉ có khoảng một phần năm số loài trong ngành buôn bán vây cá mập Hồng Kông được đánh bắt một cách có trách nhiệm và thậm chí sau đó, việc đánh bắt các loài cá mập này đã được quản lý ở một số quốc gia nơi chúng sống. Đây chỉ là sự khởi đầu cho những nỗ lực bảo tồn.
Chapman nói: “Nhìn chung, chúng ta thấy rằng bảo tồn cá mập và các loài cá cùng họ đang nhận được ngày càng nhiều sự ủng hộ của công chúng và sự quan tâm của chính phủ. Có một chặng đường dài phía trước nhưng nếu thành quả gần đây tiếp tục thì tôi nghĩ chúng ta có thể bảo vệ những loài dễ bị tổn thương nhất khỏi thương mại vây cá mập, trong khi đánh bắt một cách bền vững các loài cá mập số lượng đủ nhiều để xử lý vấn đề này”.