Một số loài ký sinh trùng trên tôm thẻ chân trắng

Một nghiên cứu mới đây đã quan sát ký sinh trùng ngoại sinh trên tôm thẻ chân trắng nuôi ở Indonesia. Báo cáo này sẽ cung cấp thêm thông tin về một số loài ký sinh trùng trên tôm và thực hành chẩn đoán sức khỏe tôm.

Một số loài ký sinh trùng trên tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng. Ảnh NNVN

Các ký sinh trùng gây bệnh trên tôm thẻ chân trắng nuôi thường đến từ lớp Ciliata. Một số loài thuộc lớp Ciliate bao gồm Zoothamnium sp., Vorticella sp và Epistylis sp. Đặc biệt là loài Zoothamnium sp. và Vorticella sp. là 2 loài thường tấn công tôm ở cả ao nuôi thương phẩm và trại giống.

Quan sát một số loài ký sinh trùng trên tôm

Tôm từ một trang trại ở Quận Bangil, Indonesia được đưa đến phòng thí nghiệm để kiểm tra ngoại ký sinh. Vị trí kiểm tra ký sinh trùng gồm: mang, chân bơi và chân bò của tôm. Mẫu vật sau đó được quan sát bằng kính hiển vi với độ phóng đại 40x và 100x. Việc đo các thông số chất lượng nước như: nhiệt độ, pH, DO, ammoniac và nitrite cũng được thực hiện tại thời điểm lấy mẫu tôm.

Dựa trên các quan sát, người ta đã phát hiện ra rằng tôm thẻ chân trắng đã bị nhiễm ký sinh trùng thuộc lớp Cilliata; gồm các loài Zoothamnium sp., Vorticella sp., Và Epistylis sp.

 ký sinh trùng trên tôm, bệnh tôm, nuôi tôm, bệnh trên tôm, tôm thẻ

Hình 1. Sự xâm nhập của các động vật nguyên sinh ngoại ký sinh trên tôm thẻ (Litopenaeus vannamei); A. Chân bơi của tôm thẻ bị nhiễm ký sinh trùng Zoothamnium sp. ( Độ phóng đại 400x); B. Bề mặt cơ thể của tôm thẻ bị nhiễm ký sinh trùng Vorticella sp. (400x) và C. Chân bò của tôm nhiễm Epistylis sp. (400x).

Sự phong phú của ký sinh trùng ngoại bào thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào điều kiện hóa lý khác nhau của các vùng nước. Các vùng nước giàu dinh dưỡng thường thuận lợi cho sự sinh sôi nảy nở của các động vật nguyên sinh ngoại ký sinh, chúng ăn bằng cách lọc các chất dinh dưỡng hoặc vi sinh vật từ nước. Cho ăn quá nhiều làm số lượng lớn thức ăn bị dư thừa nhiều trong ao. Điều này có nghĩa là hàm lượng chất hữu cơ trong ao cao sẽ thúc đẩy sự phát triển của ký sinh trùng. Zoothamnium sp. là một loài thuộc  lớp Cilliata sống thông thường trong ao nuôi tôm, do đó, dù chất lượng nước tốt, ký sinh trùng này vẫn có thể phát triển.

Các nhóm ký sinh trùng protozoan thường được tìm thấy nhiều trong môi trường gặp phải sự mất ổn định về chất lượng nước, đặc biệt là nhiệt độ, như ký sinh trùng Zoothamnium sp. có thể sinh sản nhanh hơn trong môi trường có điều kiện nhiệt độ trên 30°C.

Sự hiện diện của ký sinh trùng này không được tìm thấy rộng rãi. Có thể là do môi trường không thích hợp cho sự tăng trưởng, vì theo Kudo RR (1977), Vorticella sp. sống tốt ở vùng nước ngọt và biển. Sự tăng trưởng ở vùng nước lợ, trong một số mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, cũng ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của ký sinh trùng Vorticella sp. Ký sinh trùng đơn bào này thường được tìm thấy trong điều kiện tôm bị căng thẳng và bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của điều kiện chất lượng nước, đặc biệt là nhiệt độ, cũng như sự dư thừa thức ăn. Những ký sinh trùng này được tìm thấy tự nhiên trong môi trường nuôi và chúng có thể gây bệnh cho tôm nuôi khi điều kiện môi trường kém và phù hợp với sự phát triển của chúng.

Tỉ lệ xuất hiện bệnh do ký sinh trùng ngoại bào trên tôm thẻ tương ứng là 72,5% đối với Zoothamnium sp., 55% đối với Vorticella sp. và 42,5% cho Epistylis sp. và tỉ lệ nhiễm cao nhất là đối với Zoothamnium sp..

Earth and Environmental Science 236 (2019) 012091. doi:10.1088/1755-1315/236/1/012091
Đăng ngày 03/09/2019
VĂN THÁI (Lược dịch)
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 20:15 22/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 20:15 22/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 20:15 22/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:15 22/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 20:15 22/12/2024
Some text some message..