Một số lưu ý khi thiết lập và chăm sóc bể cá cảnh

Để có được bể cá cảnh đẹp, ngoài sự đam mê, người chơi cá cần phải có những kiến thức nhất định khi thiết lập và chăm sóc bể cá của mình.

Người nuôi nên chọn loài cá thích hợp cho bể cá của mình - Ảnh: Ngọc Hà
Người nuôi nên chọn loài cá thích hợp cho bể cá của mình - Ảnh: Ngọc Hà

Chuẩn bị bể nuôi

- Bể nuôi cá có thể to, nhỏ, dài, ngắn tùy vào không gian ngôi nhà và loại cá nuôi có hình dạng khác nhau…

- Bể cá có thể là bể đúc sẵn hoặc đặt các cửa hàng làm theo thiết kế, ý muốn của người chơi cá cảnh.

- Tùy thuộc vào đối tượng nuôi là cá cảnh nước ngọt, nước mặn hoặc cây thủy sinh mà có cách lựa chọn bể khác nhau.

Chọn cá

- Các loài cá cảnh rất đa dạng về màu sắc, chủng loại và theo đó giá trị của các loại cá nuôi khác nhau như: cá rồng, cá vàng, cá chép Nhật... Tuy nhiên, khi nuôi cá cảnh người nuôi cần chú ý:

- Phải hiểu tập tính, đặc điểm của các loài cá muốn nuôi, có loài cá dễ nuôi như cá vàng nhưng lại có những loài rất đắt tiền và khó nuôi như cá rồng.

- Tránh thả nuôi các loại cá có tính đối kháng với nhau, một số bể nuôi có trồng cây thủy sinh không chọn các loài cá ăn thực vật vì như thế sẽ làm hỏng cảnh quan của bể cá.

- Có những loài cá chỉ nuôi một con, có những loài nuôi theo đôi, có loài cá cảnh phải nuôi theo bầy, đàn đến hàng chục con.

- Bên cạnh việc chọn cá thì cần phải chuẩn bị những loại vật liệu không thể thiếu như: cát, đá, sỏi, lũa, cây thủy sinh, phân… để có thể setup bể cá.

Thiết lập bể

Ảnh minh họa

Trước khi thả cá thì cần phải chuẩn bị nước bể và cảnh quan trong bể:

- Sau khi thiết lập cảnh quan trong bể như trồng cây thủy sinh, đặt lũa, đá…, kiểm tra thấy chắc chắn thì cấp nước vào. Việc thiết lập cảnh quan trong bể phụ thuộc nhiều vào loại cá nuôi.

- Nếu sử dụng nước máy nên để nước bay hết Chlorine, nếu cấp trực tiếp vào bể cần sục khí ít nhất 1 ngày trước khi thả cá hoặc xử lý nước nếu nước bị nhiễm kim loại nặng, chất độc.

- Nước cho chảy nhẹ, chảy từ từ bám theo thành bể, tránh xối mạnh làm đục nước hoặc ảnh hưởng đến cây mới trồng, đá, lũa…

- pH thích hợp để nuôi cá cảnh nước ngọt từ 6,5 - 8, đối với cá cảnh biển 8,1 - 8,3.

- Tùy thuộc vào từng loài cá mà lắp hệ thống lọc nước khác nhau cho bể, với nuôi cá cảnh biển thì cần phải có máy làm mát nước đảm bảo nước mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông. Nếu chơi bể cảnh thủy sinh thì phải trang bị thêm bình CO2…

Chăm sóc

Cá cảnh có thể là đánh bắt tự nhiên hoặc mua tại các nơi cung cấp. Trước khi thả cá cần nhúng nguyên túi nylon chứa cá vào bể khoảng 20 phút cho cân bằng nhiệt độ, sau đó tắm cho cá bằng nước muối 2%, hoặc thuốc tím.

Ngày đầu tiên không cần cho cá ăn, những ngày tiếp theo cho cá ăn với lượng vừa phải. Không cho cá ăn quá nhiều (cá nhanh béo), hoặc quá ít cá bị đói sẽ tấn công lẫn nhau làm ảnh hưởng đến cá hoặc ăn cây thủy sinh ảnh hưởng đến vẻ đẹp của bể cá.
Có nhiều loại thức ăn cho cá như thức ăn tổng hợp (đóng gói), hoặc động vật sống như sâu, rết, hoặc thịt gà, thịt bò… tùy thuộc vào từng loài cá. Thức ăn sống dễ gây ô nhiễm nước gây bệnh cho cá nên cần chú ý khi sử dụng loại thức ăn này cần vớt hết thức ăn thừa ra khỏi bể.

Đảm bảo máy bơm và hệ thống ôxy hoạt động tốt để đảm bảo lượng nước tuần hoàn và cung cấp đầy đủ ôxy cho cá. Khi thời tiết chuyển lạnh, dùng hệ thống nâng nhiệt để đảm bảo nhiệt độ nước thích hợp cho cá.
Phòng bệnh: Cách phòng bệnh cho cá cảnh tốt nhất là vệ sinh giữ cho bể cá, nước luôn sạch: xiphon, thay nước, rửa bông lọc hàng ngày. Kiểm tra định kỳ và vệ sinh hệ thống lọc nước. Theo dõi các biểu hiện của cá qua cách bơi lội, ăn mồi… để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

>> Hiện nay, người chơi cá cảnh không chỉ quan tâm đến vẻ đẹp, giá trị của cá cảnh mà còn lựa chọn những loài cá, cách bố trí bể cá hợp với phong thủy của gia chủ người chơi. Những loại cá cảnh được ưa thích như cá rồng, cá chép Nhật (cá Koi), tép cảnh...
Đoàn Quân

thuysanvietnam.com.vn
Đăng ngày 10/01/2013
Đoàn Quân
Nuôi trồng

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 10:45 12/11/2024

Sản xuất cá bỗng đặc sản: Nông dân vùng cao thu về trăm triệu đồng

Tại các vùng cao nguyên phía Bắc, đặc biệt là tỉnh Hà Giang, cá bỗng đã trở thành một loại đặc sản quý hiếm, được xem như “vua của các loại cá” nhờ chất lượng thơm ngon và quy trình nuôi tự nhiên của người dân tộc Tày.

Cá bỗng
• 10:38 11/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 10:14 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 10:14 14/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:14 14/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:14 14/11/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 10:14 14/11/2024
Some text some message..