Mua cá bằng… nước bọt

Trong lúc nhiều hộ dân sống dở chết dở vì không đòi được tiền bán cá lại phải gồng mình trả lãi ngân hàng, các con nợ vẫn ung dung ngoài vòng pháp luật do cơ quan chức năng cho rằng chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm

mua cá bằng nước bọt
Ông Khi (phải) trình bày vụ việc bị Công ty Thủy sản Gia Bảo chiếm dụng trên 4 tỉ đồng mua cá

Ngày 12-8, ông Nguyễn Văn Khi (ngụ xã Phú Hội, huyện An Phú, tỉnh An Giang) cho biết vừa gửi đơn đến TAND huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang để khởi kiện Công ty TNHH Hải sản An Phương, yêu cầu công ty thanh toán hơn 4 tỉ đồng tiền mua cá đã nợ cách nay hơn 3 năm.

Dự tiệc xong thành… giám đốc

Cùng với ông Khi, nhiều hộ nuôi cá khác cũng đã nộp đơn yêu cầu các ngành chức năng ở TP Cần Thơ khởi tố những kẻ mua cá có dấu hiệu lừa đảo liên quan đến TNHH Hải sản An Phương và Công ty CP Thủy sản Gia Bảo (văn phòng đặt tại TP Cần Thơ).

Theo biên bản lấy lời khai của Cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ và tờ tường trình của bà Nguyễn Thị Hồng Nhung (SN 1988, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thủy sản Gia Bảo - trước đây là Công ty CP Thủy sản Gia Bảo), khoảng năm 2009, bà Nhung và ông Nguyễn Văn Bổn (SN 1983, ngụ xã Thường Lạc, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) gặp nhau tại buổi tiệc sinh nhật ở TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Sau đó, 2 người sinh sống với nhau như vợ chồng. Đến tháng 4-2010, ông Bổn nói bà Nhung đưa CMND và hộ khẩu để thành lập Công ty CP Thủy sản Gia Bảo.

“Anh Bổn nói do kinh doanh thua lỗ ở Công ty An Phương (do ông này làm giám đốc - PV), không thể đứng ra làm ăn nên nhờ tôi thành lập Công ty CP Thủy sản Gia Bảo để mua cá xuất khẩu, thanh toán nợ cho Công ty An Phương” - bà Nhung khai nhận.

Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Cần Thơ cấp vào ngày 26-4-2010, công ty này có 3 thành viên, gồm: bà Nhung, ông Bổn và ông Lê Long Hồ. Bà Nhung làm chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc, còn ông Hồ làm trưởng phòng kinh doanh - sản xuất. Làm việc với cơ quan điều tra, ông Hồ khai rằng mình không hề góp đồng nào vào công ty nhưng được bà Nhung “hào phóng” ghi 300 triệu đồng khi đăng ký giấy phép kinh doanh.

Đến tháng 9-2010, ông Bổn yêu cầu bà Nhung chuyển đổi hình thức kinh doanh sang Công ty TNHH một thành viên Thủy sản Gia Bảo do bà đứng tên, còn ông này và ông Hồ rút khỏi công ty. Trong suốt quá trình hoạt động, dù là người có tư cách pháp lý đứng đầu công ty nhưng thực tế, bà Nhung chỉ có nhiệm vụ thu mua cá. Mọi hoạt động khác đều do ông Bổn đảm nhận.

Theo lời bà Nhung, trong thời gian công ty còn hoạt động, bà chỉ được ông Bổn cho chi phí đi lại, ăn ở. Đến cuối năm 2010 thì 2 người chia tay, bà Nhung không hưởng lợi gì từ công ty này nữa.

Chiếm dụng tiền để xây nhà máy?

Đến nay, Công ty Gia Bảo còn nợ gần 10 tỉ đồng tiền mua cá của 9 hộ dân. Trong đó, ông Nguyễn Văn Khi là người bị nợ nhiều nhất, hơn 4 tỉ đồng.

Ông Khi cho biết ngày 5-7-2010, ông ký hợp đồng bán cho Công ty Gia Bảo gần 3 tấn cá tra nguyên liệu với số tiền trên 4,6 tỉ đồng. Theo hợp đồng, sau 30 ngày bắt cá, công ty sẽ thanh toán đủ tiền. Thế nhưng, đến nay, ông Khi chỉ mới nhận được 590 triệu đồng tạm ứng, số tiền còn lại thì đại diện của công ty cứ hẹn. Nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo nên ông Khi và những hộ nuôi cá khác đã làm đơn tố cáo.

Ngày 9-8-2011, với sự chứng kiến của các điều tra viên, ông Bổn đã làm bản xác nhận có nợ ông Khi hơn 4 tỉ đồng và hứa sẽ thanh toán cả gốc lẫn lãi trong 60 ngày. Thế nhưng, đến nay, ông Khi vẫn chưa nhận được đồng nào. Trong khi đó, mỗi tháng, ông phải gồng mình đi mượn tiền của người thân để trả lãi ngân hàng khoảng 60 triệu đồng.

Làm việc với cơ quan điều tra, ông Bổn thừa nhận đã có chủ đích sử dụng số tiền bán cá của các hộ dân để mua đất đầu tư xây dựng Nhà máy Chế biến hải sản An Phương ở ấp Hội, xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Khi nào nhà máy xây dựng xong thì ông sẽ đem thế chấp ngân hàng lấy tiền trả cả gốc lẫn lãi cho người bán.

Tuy nhiên, ngày 12-8, có mặt tại nơi ông Bổn xây dựng nhà máy, chúng tôi nhận thấy khu đất này chỉ có vài hạng mục hết sức sơ sài. Một số người dân địa phương cho biết nhà máy này được khởi công cách đây 2 năm và đã ngừng xây dựng đến nay.

Đề nghị khởi tố vụ án

Ông Trần Thanh Chàng, Trưởng Phòng CSĐT tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ Công an TP Cần Thơ, đã cung cấp cho chúng tôi những văn bản liên quan đến vụ việc. Theo đó, ngày 2-8, Cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ đã chuyển cho VKSND TP đơn (lần 2) của ông Lê Văn Viễn tố cáo bà Nhung và ông Bổn chiếm đoạt trên 500 triệu đồng tiền mua cá của mình, đề nghị CQĐT thụ lý và khởi tố vụ án hình sự.

Theo Người Lao Động
Đăng ngày 13/08/2013
Bài và ảnh: PHẠM CÔNG
Nông thôn

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 17:08 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 17:08 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 17:08 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 17:08 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 17:08 19/04/2024