Mùa câu mực ở Trà Cổ

Cách bãi tắm Trà Cổ (Móng Cái, Quảng Ninh) chừng 3-4 km đường chim bay là "thành phố nổi” sáng rực ánh đèn trong đêm. Nơi đó ngư dân đang thả câu mực ống, loài hải sản được đánh giá là giòn và đậm đà hơn tất cả các vùng.

câu mực Trà Cổ
Anh Nguyễn Văn Nhiêm vác cột đèn cao áp (đồ nghề không thể thiếu của người câu mực) ra bè, chuẩn bị khởi hành chuyến câu đêm. Ảnh: báo Quảng Ninh

Mùa mực ống ở Trà Cổ diễn ra từ tháng 3 đến tháng 6 âm lịch. Đây là thời gian mực vào gần bờ để sinh sản, hết tháng 6, đàn mực lại kéo ra khơi. Ba tháng ấy, ngư dân Trà Cổ chỉ cần chi phí khoảng 100.000 đồng tiền dầu, nổ máy phóng ra biển vài hải lý và thắp đèn cao áp dụ mực là đã có thể câu được cả chục cân (giá từ 150.000 đến 300.000 đồng/kg) mỗi đêm.

Mực Quảng Ninh vẫn được những miệng ăn khó tính đánh giá là ngon nhất. Có nhiều loại, như Cô Tô, Vân Đồn nổi tiếng với mực mai, mực lá thân to, thường đem phơi để thành món mực khô đặc sản. Vùng biển Quảng Yên lại có món mực sim, thân tròn đen mọng như quả sim chín, tuy nhỏ nhưng vị ngon ngọt của nó thì khó có loại mực ở đâu so bì được...

Còn Trà Cổ thì nổi tiếng với mực ống. Loại này có ở khắp nơi, nhưng ở Trà Cổ, thịt giòn và ngọt đậm hơn cả. Mực ống con to cũng có thể đem phơi để thành món mực khô ngon, nhưng nhiều nhất vẫn là những con nhỏ, thường bằng 2 ngón tay, hợp để làm món luộc hay món xào…

Sau bữa cơm chiều sớm, đến 18h cha con ông Nguyễn Văn Thêm ở khu Nam Thọ, phường Trà Cổ, bắt đầu chuyến câu mực đêm. "Đừng mặc quần dài, vì phải lội nước một đoạn mới lên được bè đấy!”, Nguyễn Văn Nhiêm (con trai út ông Thêm) vừa dặn dò vừa ném cho khách chiếc quần soóc. Mới 21 tuổi nhưng với thân hình cao lớn, nước da đen bóng, trông anh ra dáng ngư dân dày dạn kinh nghiệm. Nhiêm kể: “Em đi biển từ hơn chục năm rồi, nhưng gọi là dân chuyên nghiệp thì chỉ từ 3 năm nay, sau khi tốt nghiệp cấp 3. Nói thật, cứ đi nhiều, làm nhiều rồi kinh nghiệm nó ngấm vào mình ngày một nhiều lên thôi…!”.

gỡ mực
Gỡ mực. Ảnh: báo Quảng Ninh.

Nhiêm vác cột đèn, còn Thanh và Phòng (anh rể Nhiêm) đẩy bè ra vùng nước lớn để nổ máy. 18h30, Thanh nổ máy cho bè chạy gần hết tốc lực. Dân Trà Cổ có khoảng 70 chiếc bè. Bè được đóng bằng gỗ, nhưng bên dưới đáy đệm thêm một lớp xốp dày, vì sóng gió ở đây thường lớn hơn những vùng biển khác, dù bè có lật cũng không thể chìm. Chi phí cho việc sắm mới một chiếc bè khoảng 30 triệu đồng, nhưng để lắp máy và mua sắm đồ nghề cũng phải ngót trăm triệu.

Mỗi chiếc bè đều có gắn 1-2 máy, đồ nghề là lưới, vợt, câu. Đây là phương tiện cơ động để ngư dân Trà Cổ hành nghề quanh năm. Mùa nào thức ấy, từ tháng chạp đến tháng ba là mùa vớt sứa, từ tháng ba đến hết tháng sáu là mùa câu mực kết hợp đánh lưới cá đục, sang tháng bảy lại là mùa lưới ghẹ... Cứ thế, chiếc bè gỗ đệm phao xoay vần quanh vùng biển Trà Cổ, Vĩnh Thực, Vĩnh Trung, Hòn Ngọc... làm kế sinh nhai cho biết bao gia đình ngư dân lam lũ.

19h, bè ông Thêm dừng lại ở một điểm vắng vẻ, ít bè câu mực. Nhiêm cắm cây cột đèn, nổ máy thắp đèn cao áp. Ánh sáng loá và tiếng máy nổ đã phá tan sự tĩnh lặng của cả một vùng biển đêm. 4 gã đàn ông, mỗi người một góc, bắt đầu thả những lưỡi câu đầu tiên xuống biển. “Câu mực ống là dễ nhất trong nghề đi biển đấy!", Thanh nói vọng từ mũi bè. Vừa câu vừa hút thuốc lá, nói chuyện, chốc chốc Thanh lại kéo lên một con mực.

mực trắng
Tới 22h đêm, sàn bè đã trải đầy những thân mực trắng. Ảnh: báo Quảng Ninh

Lưỡi câu mực là lưỡi chùm, có nhiều mũi câu xếp thành vòng tròn nhỏ. Bên dưới mũi câu là miếng nhựa hình con cá, có gắn dạ quang để dụ mực. Giống mực ưa ánh sáng và ham mồi. Cứ thấy ánh sáng là kéo tới và khi đã nhìn thấy mồi là không bao giờ chịu bỏ. Ngư dân chỉ cần thả câu xuống, thỉnh thoảng giật cước để lưỡi câu lên xuống, như hình con cá đang bơi. Mực dính câu là phun ngay lớp mực đen ngòm - thứ vũ khí khi gặp kẻ thù - nên khi kéo lưỡi câu lên để gỡ mực, nếu không cẩn thận sẽ bị mực phun thứ chất lỏng đó vào mặt…

Đêm càng khuya, mực kéo tới càng nhiều. Thanh, Phòng và Nhiêm giật lưỡi câu liên tục. Tới 22h tối thì sàn bè đã trải đầy những thân mực trắng, ước chừng 7-8 kg. “Sao không cho mực vào thùng rồi đổ nước biển để chúng sống?”, nghe khách thắc mắc, Phòng giải thích: “Có làm như vậy thì chỉ một tiếng sau là mực cũng chết thôi vì không đủ ôxy, với lại để đến hôm sau thì mực vẫn còn tươi, không lo bị ế!”.

Trong lúc Thanh cầm lái hướng về bờ, Phòng kể chuyện về những người làm nghề biển ở Trà Cổ. Phòng là đời thứ 4 trong gia đình làm nghề chài lưới. Cả đời ông bà, đến bố mẹ Phòng đều gắn với cái nghề quanh năm lênh đênh trên biển. Mùa nào thức ấy, đến mùa mực thì rủ nhau đi câu mực, hết mùa thì lại chuyển sang đánh cá, lưới ghẹ, bắt tôm. Từ xưa đến nay vẫn vậy, chỉ khác là bây giờ có thuyền gắn máy, lưới không phải tự đan...

báo Quảng Ninh
Đăng ngày 11/07/2013
Đánh bắt

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 09:07 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 09:07 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 09:07 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 09:07 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 09:07 20/04/2024