Mùa khô Nam bộ đến sớm

Thông thường đến giữa tháng 11 hằng năm, Nam bộ mới bước vào mùa khô nhưng diễn biến thời tiết những ngày qua cho thấy mùa khô đã xuất hiện - ông Nguyễn Minh Giám, phó giám đốc Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, cho biết.

nguyen minh giam
Ông Nguyễn Minh Giám - Ảnh: Q.K.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Minh Giám nhận định mùa khô Nam bộ năm nay đến sớm hơn trung bình nhiều năm khoảng nửa tháng.

* Mùa khô đến sớm liệu tình trạng nắng nóng sẽ gay gắt và kéo dài hơn so với mùa khô các năm trước?

- Qua chuỗi số liệu quan trắc cho thấy năm nào mùa mưa kết thúc sớm đồng nghĩa với mùa khô năm đó kéo dài hơn. Tuy nhiên do năm nay hiện tượng El Nino hoạt động không mạnh nên sẽ ít có khả năng xảy ra những đợt nắng nóng gay gắt, một số nơi như Đồng Xoài, Phước Long (Bình Phước) ít khả năng xuất hiện nhiệt độ trên 40OC như một số năm trước đây.

Dù nắng nóng không đạt mức lịch sử nhưng nhiệt độ trung bình sẽ cao hơn so với các năm. Như mùa khô 2010-2011, trong các tháng 11, 12-2010 và tháng 1-2011 nhiệt độ trung bình tại TP.HCM dao động từ 26,9-27,4OC. Qua mùa khô năm 2011-2012 thì nhiệt độ trung bình tăng lên từ 27,1-28OC. Mùa khô năm nay nhiệt độ trung bình tại Nam bộ sẽ còn cao hơn mức trên. Nguyên nhân theo dự báo, cường độ các đợt không khí lạnh không mạnh nên dù có thể gây rét ở miền Bắc nhưng sẽ hạn chế khuếch tán về Nam bộ.

Vì vậy, có thể nói mùa đông năm nay tại miền Bắc dự báo sẽ ấm hơn và tại Nam bộ nhiệt độ trung bình cũng cao hơn. Riêng giai đoạn từ tháng 11-2012 đến tháng 1-2013 tại Nam bộ được xem là giai đoạn có nhiệt độ thấp nhất trong mùa khô do chịu tác động của các đợt không khí lạnh tăng cường.

* Mùa khô năm 2011-2012 đã xuất hiện rất nhiều đợt mưa trái mùa gây thiệt hại cho bà con trồng hoa màu. Ông nhận định tình trạng mưa trái mùa lặp lại trong mùa khô này?

- Mùa khô năm 2011-2012 có một số nơi liên tục xuất hiện mưa trái mùa, thậm chí có nơi diễn biến thời tiết giống như là mùa mưa. Theo dự báo, trong mùa khô này cũng có mưa trái mùa nhưng tần suất không nhiều như mùa khô trước. Mưa trái mùa nhiều hay ít có tác động mang tính hai mặt: người trồng hoa màu, bà con diêm dân, nuôi trồng thủy sản, hoạt động du lịch sẽ gặp khó khăn trong khi người trồng lúa và một số loại cây trồng khác lại được hưởng lợi vì đỡ công tưới tiêu.

Với nhận định mùa khô này sẽ ít có mưa trái mùa nên người dân có thể chủ động trong việc chọn lựa thời gian, các loại giống phù hợp.

* Mưa ít hơn có nghĩa là mặn xâm nhập sâu hơn vào nội đồng, điều này không chỉ ảnh hưởng đến nông nghiệp mà còn ảnh hưởng đến việc cấp nước sinh hoạt?

- Đây là đặc điểm thời tiết cần được lưu ý. Mùa lũ năm nay không lớn như những năm trước vì lượng nước từ thượng nguồn đổ về ít và yếu. Trong khi đó, nước từ thượng nguồn được coi là “bức tường thành” ngăn và đẩy lùi mặn từ biển xâm nhập các cửa sông, nội đồng. Mặt khác năm nay liên tục có những đợt triều cường lớn, như đợt triều cường tháng 10-2012 đã vượt mức lịch sử, đạt 1,62m (trạm Phú An sông Sài Gòn - PV).

Từ nay đến cuối năm sẽ còn nhiều đợt triều cường nữa không kém đợt triều cường vừa qua. Chính những đợt triều cường này đẩy nước mặn từ biển vào đất liền.

Thời điểm hiện nay do lượng nước trên các sông còn lớn nên tạm thời còn ngăn mặn được, nhưng đến khoảng tháng 12-2012 và tháng 1-2013 nước kém sẽ tạo điều kiện mặn xâm nhập. Mùa khô năm 2011-2012, mặn đã xâm nhập sâu 55-60km vào khu vực nội đồng, còn mùa khô này mặn không chỉ xuất hiện sớm hơn, mạnh hơn mà còn xâm nhập sâu hơn. Các tỉnh bị ảnh hưởng nặng nhất là Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Long An, Tiền Giang...

TTO
Đăng ngày 06/11/2012
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 01:38 18/12/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 01:38 18/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 01:38 18/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 01:38 18/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 01:38 18/12/2024
Some text some message..