Mùa rươi được mong chờ nhất

Mùa rươi- thời điểm được mong chờ nhất trong năm đối với người dân xã An Thanh (huyện Tứ Kỳ) và một số vùng trong tỉnh Hải Dương đã đến.

Mùa rươi được mong chờ nhất
Rươi mới được thu hoạch.

Tuy nhiên qua những đợt thu hoạch rươi đầu tiên cho thấy giá rươi năm nay không được cao bằng năm trước. 

Ông Phạm Xuân Nhuận, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã An Thanh cho biết, những ngày qua, thương lái về tận nơi thu mua rươi dao động mức giá 450.000 đồng/kg.

Theo ông Nhuận, rươi đầu mùa năm nay có giá bán kém hơn cùng kỳ năm trước có thể do năm nay sản lượng rươi ở nhiều nơi khác cũng tăng cao. Người dân vẫn đang hy vọng đợt thu hoạch tiếp theo vào chính vụ, rươi sẽ mập hơn, nhiều bột, chất lượng hơn và giá bán tốt hơn so với rươi đầu mùa. 

Xã An Thanh là vùng rươi có tiếng ở Tứ Kỳ. Toàn xã hiện có khoảng 200 hộ dân khai thác rươi với tổng diện tích ruộng rươi trên 100ha.

Là một trong những hộ có kinh nghiệm và phương pháp khai thác rươi mang lại hiệu quả, anh Phạm Đức Đồng ở thôn An Định, cho biết năm nay thị trường rươi đầu mùa không được như mọi năm. Gia đình anh Đồng hiện có 2,3 mẫu ruộng khai thác rươi.

Theo anh Đồng, so với cùng kỳ năm trước, năng suất và sản lượng rươi năm nay dự kiến cao hơn. Có thời điểm anh thu được 1 tạ rươi/ngày, tùy ruộng. Tuy nhiên cũng có hiện tượng thương lái ép giá nên giá rươi thấp hơn năm trước. Giá bán cao nhất vừa qua cũng chỉ 480.000 đồng/kg, trong khi giá rươi đầu vụ năm 2017 trên 600.000 đồng/kg. 

Nghề khai thác rươi có từ lâu đời ở đất Tứ Kỳ, đặc biệt là thôn An Định và An Lão ở xã An Thanh. Trước kia, việc khai thác rất thủ công. Cứ đến mùa rươi nổi, người dân nô nức mang rổ, rá đi vớt rươi. Tuy nhiên những năm gần đây người dân đã biết cải tiến cách khai thác.

Ruộng khai thác rươi phải là ruộng cấy lúa 1 vụ và việc canh tác tuyệt đối không được sử dụng hóa chất. Sau khi thu hoạch lúa, ruộng được rải rơm, cày tơi xốp và đào rãnh xung quanh để ruộng khô.

Vào khoảng ngày 20 tháng 9 âm lịch, khi thủy triều từ sông Thái Bình chảy vào ngập ruộng là thời điểm rươi nổi lên và khi nước rút, rươi sẽ theo con nước chảy ra sông. Người dân đã thiết kế đường nước, làm cống để gạn rươi. 

Mùa rươi bắt đầu từ khoảng ngày 20/9 âm lịch đến tháng 11 âm lịch hàng năm nên dân gian thường lưu truyền câu “Tháng 9 đôi mươi, tháng 10 mùng năm”. Không riêng huyện Tứ Kỳ mà tại Hải Dương, nghề làm rươi có ở nhiều vùng tại huyện Kim Thành, Thanh Hà. 

Chuyển đổi từ đất lúa kém hiệu quả sang khai thác rươi đang là cách làm góp phần nâng cao thu nhập cho người dân xã Vĩnh Lập (huyện Thanh Hà). Vĩnh Lập hiện có khoảng trên 30ha ruộng được người dân khai thác rươi với trên 60 hộ dân tham gia. 

Nếu với giá bán khoảng 350.000 đồng/kg, người dân thu khoảng 7 triệu đồng/sào. Hộ có diện tích nhiều nhất là 6 mẫu. Những ngày qua, một số hộ đã có thu hoạch đợt rươi đầu mùa. 

Theo ông Nguyễn Văn Tranh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Vĩnh Lập, giá rươi bán tại ruộng dao động tùy thời điểm, nhìn chung không bằng năm trước, giá rươi thời điểm cao nhất khoảng 500.000 đồng/kg nhưng nếu việc thu hoạch diễn ra vào ban đêm thì giá bán có thể chỉ còn khoảng 350.000 đồng/kg.

TTXVN
Đăng ngày 03/11/2018
Mạnh Minh
Đánh bắt

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 10:53 24/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 10:29 10/01/2025

Bình Định tăng cường lãnh đạo, xử lý các tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU

Thực hiện Văn bản số 567-CV/BCSĐ ngày 18/12/2024 của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có kết quả nhiệm vụ chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 5.

Tàu cá
• 09:43 07/01/2025

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Cá lóc cảnh có dễ chăm sóc không?

Cá lóc cảnh đang trở thành một loại cá cảnh được yêu thích nhờ vẻ đẹp mạnh mẽ và tính cách linh hoạt. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn tự hỏi liệu loại cá này có dễ chăm sóc hay không. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Cá lóc cảnh
• 01:17 29/01/2025

Cách kiểm soát lượng thức ăn để giảm chi phí

Việc nuôi tôm một cách hiệu quả và tiết kiệm không chỉ là việc cung cấp đủ thức ăn cho chúng, mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp quản lý môi trường, lịch trình cung cấp thức ăn, và sử dụng thông minh nguồn thức ăn tự nhiên và nhân tạo, sử dụng công nghệ mới.

Tôm thẻ
• 01:17 29/01/2025

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 01:17 29/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 01:17 29/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 01:17 29/01/2025
Some text some message..