Mực ma cà rồng dọn sạch biển khơi

Dù có biệt danh đáng sợ, mực ma cà rồng không hề hút máu của động vật và thậm chí chúng còn giúp đại dương trở nên sạch hơn.

Mực ma cà rồng
Những chiếc lông trên xúc tu của mực ma cà rồng tiết ra chất nhầy. Khi màng da nối các xúc tu mở rộng, những mẩu thịt nhỏ sẽ bám vào các sợi lông. Ảnh: edublogs.org.

Mực ma cà rồng (Vampyroteuthis infernalis) là một thành viên trong lớp động vật chân đầu và sống ở độ sâu 550-1.100 m dưới đại dương. Chiều dài cơ thể tối đa của chúng vào khoảng 30 cm. Chúng phân bố khá rộng trong đại dương song giới khoa học biết rất ít về chúng. Người ta gọi chúng là mực ma cà rồng vì cặp mắt màu đỏ và lớp màng giữa các xúc tu của chúng. Mực ma cà rồng không cần nhiều dưỡng khí nên chúng có thể sống trong những vùng nước có nồng độ oxy thấp.

Henk-Jan Hoving, một nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Hải dương Vịnh Monterey tại Mỹ, cùng các đồng nghiệp theo dõi mực ma cà rồng trong phòng thí nghiệm và xem những đoạn video về hoạt động của chúng trong vịnh Monterey để tìm hiểu thêm về chúng. Những đoạn video, có tổng thời lượng 24 giờ, được quay từ năm 1992 tới năm 2012.

Họ phát hiện ra rằng mực ma cà rồng kiếm mồi bằng cách hút những thứ trôi trong tầng nước sâu – như trứng, ấu trùng, xác và các bộ phận cơ thể của những động vật biển. Mực bao bọc thức ăn bằng nước nhầy trước khi nuốt, Livescience đưa tin.

“Đây là lần đầu tiên giới khoa học tìm ra một động vật chân đầu không săn mồi sống”, Hoving phát biểu.

Sau khi giải phẫu cơ thể mực ma cà rồng, nhóm nghiên cứu nhận thấy chúng không dùng lực hút để bắt mồi. Thay vào đó, lông trên xúc tu của chúng tiết ra chất nhầy.

“Khi kiếm mồi, màng da kết nối 8 chi của mực ma cà rồng sẽ mở rộng để những mảnh thịt vụn dính vào các lông trên xúc tu”, Hoving giải thích.

Dù kích thước cơ thể nhỏ song mực ma cà rồng có mắt rất lớn. Mắt chúng có đường kính trung bình 2,5 cm - tương đương với mắt của một con chó cỡ to. Tùy thuộc vào điều kiện ánh sáng mà mắt chúng có màu đỏ hoặc xanh dương. Màu sắc cơ thể chúng cũng thay đổi liên tục từ màu đen tới đỏ nhạt theo vị trí và điều kiện ánh sáng.

Cơ thể mực ma cà rồng gần như được bao phủ bởi các cơ quan tạo ra ánh sáng có tên photophore. Mực có thể điều khiển các cơ quan này để tạo ra những chớp sáng trong khoảng thời gian từ vài phần trăm giây cho tới nhiều phút. Chúng cũng có thể thay đổi kích thước và cường độ của các photophore.

 

Vnexpress
Đăng ngày 27/09/2012
Khoa học

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 11:26 11/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 11:26 11/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 11:26 11/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 11:26 11/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 11:26 11/01/2025
Some text some message..