Mỹ Hưng phát triển nuôi thủy sản tập trung

Với đặc thù địa hình có nhiều diện tích mặt nước, từ lâu, nuôi thuỷ sản đã là nghề phổ biến ở xã Mỹ Hưng (Mỹ Lộc). Để phát huy thế mạnh tiềm năng kinh tế này, xã đã chỉ đạo phát triển nuôi thủy sản theo hướng hình thành các vùng nuôi tập trung. Những năm qua, việc thực hiện quy hoạch nuôi thủy sản nội đồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân trong xã.

Mỹ Hưng phát triển nuôi thủy sản tập trung
Chăm sóc đàn cá nước ngọt tại hộ gia đình ông Trần Văn Lộc, xóm 1, xã Mỹ Hưng.

Mỹ Hưng có tổng diện tích nuôi thủy sản là 30ha, trong đó, vùng nuôi tập trung Đồng Kim có hơn 10ha với các đối tượng nuôi chủ lực là cá cảnh, cá chuối, cá nước ngọt truyền thống... Theo đồng chí Đặng Công Nam, Phó Chủ tịch UBND xã: “Từ ngày thực hiện nuôi thủy sản theo quy hoạch, đời sống của người dân được cải thiện đáng kể, giá trị kinh tế cao hơn nhiều lần so với trước kia. Nhờ sản xuất trong vùng quy hoạch nên người dân đều được tạo điều kiện thuận lợi để yên tâm đầu tư sản xuất. Bên cạnh đó, chính quyền cũng dễ dàng quản lý hơn”.

Được sự chỉ dẫn của cán bộ địa phương, chúng tôi tới thăm khu nuôi cá của ông Đặng Văn Ba, xóm 2, một trong những hộ nuôi cá đạt hiệu quả cao tiêu biểu của xã. Ông Ba có 11 ao nuôi các đối tượng cá Koi In-đô-nê-xi-a, cá Koi Nhật, cá vàng 4 đuôi… Thời gian đầu, nhận thấy nhu cầu chơi cá cảnh trên thị trường ngày càng lớn nên ông đã mạnh dạn đầu tư nuôi các loại cá cảnh có giá trị phục vụ những người chơi có điều kiện kinh tế cao như cá rồng, cá La hán, cá tai tượng… Thời gian đó, trên địa bàn tỉnh chưa có nhiều người kinh doanh những loại cá cảnh đắt giá này nên ông Ba thu lãi “đậm”. Tuy nhiên, chỉ được một thời gian đầu, sau đó, lượng khách mua cá ngày một giảm dần. Lý do là không phải ai cũng đủ khả năng về kinh tế để chơi, đặc biệt là số lượng các cơ sở kinh doanh cá rồng, cá La hán… ngày càng gia tăng. Nhận thấy khó khăn về đầu ra, ông Ba đã nhanh chóng chuyển hướng sang nuôi và sản xuất giống cá Koi In-đô-nê-xi-a, Koi Nhật, cá vàng 4 đuôi… Những đối tượng này thị trường đầu ra rộng rãi hơn, phù hợp với túi tiền của đa số người chơi. Với kinh nghiệm hơn 10 năm nuôi và sản xuất giống cá cảnh, ông Ba cho biết: “Sản xuất cá cảnh rất khó, cần phải lựa chọn cá bố mẹ tỉ mỉ. Ngoài bơi lội khỏe mạnh, không bị dị hình, cá mẹ được chọn phải là những con bụng to, da mềm.

Đặc biệt, quá trình phối màu cho cá cũng không được thực hiện tùy tiện. Nếu không có kinh nghiệm mà không chịu tìm tòi, học hỏi sẽ không thể làm được”. Nhờ táo bạo, chăm chỉ và kinh nghiệm dày dạn do ông chịu khó tìm hiểu, tích lũy, trung bình mỗi năm ông Ba thu hoạch được từ 15-20 tấn cá cảnh các loại cung cấp cho thị trường các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Thanh Hóa, Nam Định… Ngoài ra, ông còn sản xuất được hơn 40 vạn cá giống/năm để nuôi và bán cho những người có nhu cầu nuôi thương phẩm. Hiện nay đang là thời điểm giao mùa, thời tiết diễn biến phức tạp, môi trường ao nuôi thường biến động, thay đổi đột ngột khiến các đối tượng thủy sản dễ bị sốc nhiệt, sức đề kháng kém dễ nhiễm dịch bệnh, gây ảnh hưởng đến hiệu quả vụ nuôi. Chính vì vậy, hộ ông Ba cũng như các hộ nuôi thủy sản xã Mỹ Hưng đang nỗ lực phòng, chống dịch bệnh và chăm sóc đàn cá rất cẩn thận. Hộ ông Trần Văn Lộc, xóm 1 nuôi cá chuối là chủ yếu. Bên cạnh đó, ông cũng nuôi thả và sản xuất giống các loại cá truyền thống.

Ông Lộc cho biết: “Cá chuối có giá trị dinh dưỡng cao và chỉ ăn thức ăn tươi sống, không ăn cám công nghiệp. Thời điểm giao mùa là thời điểm nhạy cảm, dễ khiến cá bị bệnh lở loét ngoài da do các yếu tố từ môi trường gây ra nên tôi luôn chú trọng phòng bệnh cho cá ngay từ đầu. Phải thường xuyên xử lý môi trường nước ao nuôi, định kỳ rắc vôi bột khử trùng 1 lần/tháng để ổn định môi trường nuôi, kìm hãm sự phát triển của mầm bệnh, cho cá ăn đầy đủ”… Vì chú trọng phòng bệnh cho cá nên đàn cá của ông Lộc rất khỏe mạnh, ít bị dịch bệnh. Tuy nhiên, ông cho biết thêm: “Thời điểm này như mọi năm, có những khi tôi không đủ cá để bán nhưng năm nay có phần chậm hơn, lượng cá bán không được nhiều như mọi năm, chỉ túc tắc phục vụ thương lái đến thu mua”.

Theo ông Lộc, nguyên nhân một phần là do giá thịt lợn đang ở mức thấp, người dân lựa chọn ăn thịt lợn giá rẻ, thậm chí nhiều gia đình rủ nhau “ăn đụng” nên ít ăn cá hơn. Bên cạnh đó, người nuôi không nắm được hết thông tin thị trường, việc liên kết giữa người nuôi và các nhà hàng, các đầu mối thu mua cá chưa nhiều. Đây là bài toán khó chung của người nuôi cá nước ngọt trên địa bàn toàn tỉnh chứ không chỉ của riêng nông dân xã Mỹ Hưng.

Để tháo gỡ những khó khăn đó, thời gian tới, người nuôi cần liên kết, hỗ trợ nhau áp dụng khoa học kỹ thuật, tìm kiếm thị trường. Bên cạnh đó, xã Mỹ Hưng tiếp tục định hướng, khuyến khích các hộ nuôi thủy sản liên kết, phát triển sản xuất theo vùng nuôi tập trung để có sản lượng hàng hóa lớn, thuận lợi cho tiêu thụ. Ban Nông nghiệp xã cũng tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn các hộ nuôi thủy sản chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, thường xuyên theo dõi thông tin và nhu cầu của thị trường; phòng chống dịch bệnh cho các đối tượng thủy sản, tạo giá trị kinh tế cao, tăng thu nhập cho các hộ gia đình.

Báo Nam Định
Đăng ngày 21/09/2017
Thanh Hoa
Nông thôn

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:39 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:33 26/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:16 01/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 16:16 01/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 16:16 01/12/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 16:16 01/12/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 16:16 01/12/2024
Some text some message..